Mức đóng bảo hiểm cho người nước ngoài hiện nay

07/06/2021
2256
Views

Xin chào luật sư: Doanh nghiệp em đầu năm 2020 sẽ nhận 1 người nước ngoài vào làm việc. Cho em hỏi là doanh nghiệp em sẽ phải đóng những loại bảo hiểm gì ạ. Mức đóng bảo hiểm cho người nước ngoài có khác so với người Việt Nam không. Và nếu người lao động muốn đóng bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện để được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc có được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư tư vấn về vấn đề mức đóng bảo hiểm cho người nước ngoài như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội …
  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế
  • Luật việc làm năm 2013

1. Mức đóng BHXH cho người nước ngoài

     Mức đóng BHXH cho người nước ngoài được quy định tại nghị định 143/2018/NĐ-CP; cụ thể tại điều 13 như sau:

“1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.”

     Về phía người nước ngoài, cũng theo điều 12 nghị định này:

“1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

     Căn cứ theo 2 điều khoản trên; doanh nghiệp sẽ chỉ phải đóng 3,5% trên quỹ lương người lao động nước ngoài. Người lao động nước ngoài năm 2020 chưa phải trích tiền lương để đóng BHXH.

2. Mức đóng BHYT cho người nước ngoài

     Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do cả người lao động và người sử dụng lao động đóng (khoản 1 điều 1 nghị định 146/2018/NĐ-CP). Theo điểm a khoản 1 điều 7 nghị định 146/3028/NĐ-CP:

“a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”

     Như vậy, mức đóng BHYT của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ là 4,5%. Trong đó, doanh nghiệp đóng 3%, người lao động trích đóng 1,5% trên quỹ lương họ nhận hàng tháng.

3. Mức đóng BHTN (bảo hiểm thất nghiệp) cho người nước

     Theo giải thích từ ngữ tại Luật Việc làm 2013:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc”

     Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam. Người nước ngoài không nằm trong đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp bạn vì thế sẽ không phải trích đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp. Người nước ngoài kia do không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; vì thế họ dù có nhu cầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ không thực hiện được. 

     Tóm lại: Vào năm 2020, mức đóng bảo hiểm cho người nước ngoài là 8%. Trong đó doanh nghiệp đóng 6,5% (3,5% BHXH, 3% BHYT). Người lao động nước ngoài trích đóng 1,5% lương hàng tháng vào quỹ BHYT.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Công ty dưới 10 người có phải đóng bảo hiểm không?

Trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động không phụ thuộc vào số lượng người lao động là bao nhiêu người; mà nó phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng lao động. Theo đó nếu đáp ứng đủ các điều kiện nhất định; thì doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động; và sẽ bị xử phạt nếu có hành vi trốn đóng hoặc chậm đóng bảo hiểm cho người lao động.

Làm việc tại nhiều công ty thì đóng bảo hiểm như thế nào?

Theo điều 85 luật BHXH thì người lao động làm việc tại nhiều công ty sẽ đóng BHXH như sau:

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Theo đó, người lao động quy định tại điều này chính là những đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH. Những người này nếu làm việc tại nhiều công ty khác nhau; thì chỉ phải đóng BHXH tại với công ty  ký hợp đồng lao động đầu tiên mà thôi.
Riêng với bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp nếu người lao động làm việc tại nhiều công ty thì tất cả các công ty đó sẽ phải đóng bảo hiểm cho người lao động.

Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào?

Nếu chỉ có một hoặc một số người lao động không được đóng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt 12 – 15%; tổng số tiền phải đóng. Nếu toàn bộ người lao động không được đóng thì doanh nghiệp phải chịu phạt 18 – 20% tổng số tiền. Nhưng tối đa không quá 75 triệu cho cả hai trường hợp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận