Người giúp việc 7 lần trộm tài sản – quy định về hình phạt như thế nào?

16/10/2021
Người giúp việc 7 lần trộm tài sản - Xử lý như thế nào
488
Views

Ngày 16/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận cho biết vừa làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của đối tượng Võ Thị Kim Phượng. Trong thời gian làm giúp việc cho gia đình bà Vân từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021, biết chủ nhà có nhiều tài sản giá trị, Phượng đã 7 lần lén lút lấy trộm 340 triệu đồng tiền mặt và 3 cây vàng. Với hành vi trộm cắp táo tợn như vậy, Phượng sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Trộm cắp tài sản là gì?

Với hành vi của Phượng nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi trộm cắp tài sản phạm vào tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự, vậy trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút; bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật; đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin,… mà không có sự cho phép của chủ nhân. Nói cách khác, mục đích trộm cắp là tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của món đồ. Từ này đôi khi được sử dụng chung với từ “cướp”; tuy nhiên đây lại là hai từ có ngữ nghĩa khác nhau và tuy cùng mục đích nhưng trộm tài sản và cướp tài sản vẫn xảy ra theo hai tính chất trái ngược.

Trộm cắp là một hành vi phạm tội cơ bản và được xem là phi pháp gần như mọi nơi. Kẻ trộm cắp ăn cắp của người khác để phục vụ cho chúng hoặc bán những thứ ăn cắp được để lấy tiền. Hành vi trộm cắp rất đa dạng từ những vụ cắp vặt thực hiện ngay khi có cơ hội cho tới các âm mưu trộm cắp được lên kế hoạch hết sức tinh vi. Hàng hóa trộm cắp được nếu cần bán đi để lấy tiền (phi tang) thường chuyển hay bán đi vào những nơi không yêu cầu kiểm tra rõ nguồn gốc hàng hóa như chợ đen.

Hành vi của Phượng có thỏa mãn cấu thành tội trộm cắp tài sản không?

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút; lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản; có thể tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành vi trộm cắp. Cũng có thể người phạm tội thực hiện hành vi lén lút với người bị hại nhưng công khai với những người khác

Ở trong vụ việc trên, Phượng đã có hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở của chủ nhà khi đi vắng để lấy trộm tài sản tổng cộng 7 lần với số tiền lên đến 500 triệu đồng.

Hậu quả:

Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của nó thì sẽ bị truy tố về tội này dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được hay không.

Hậu quả trong vụ việc trên chính là thiệt hại của chủ nhà khi số tiền bị lấy trộm lên đến 500 triệu đồng

Mặt chủ quan

Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp; người đồng phạm nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Hành vi của Phượng là hoàn toàn cố ý, có mục đích rõ ràng và được chuẩn bị kỹ từ trước.

Khách thể

Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp.

Hành vi của Phượng đã xâm phạm đến chính quan hệ sở hữu tài sản của chủ nhà.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm tôi trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi; có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3; 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1; 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Phượng hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện về mặt chủ thể đối với tội cướp tài sản.

Hành vi của Phượng sẽ bị xử lý như thế nào?

Với hành vi trộm cắp tiền của chủ nhà, Phượng hoàn toàn có thể bị xét xử về tội trộm cắp tài sản. Sau khi định giá tài sản; hình phạt đối với Phượng sẽ được cụ thể tại điều 173 BLHS 2015, mức phạt có thể ở khoản 3 hoặc khoản 4:

Khoản 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khoản 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản, được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Trộm cắp vặt là gì?

Trộm cắp vặt là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị nhỏ bằng việc lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Phân biệt trộm và cướp?

Ăn trộm thường chỉ các hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản trái phép mà chủ nhân không biết còn ăn cướp chỉ các hành vi cưỡng đoạt trực tiếp sự vật từ nạn nhân và có thể dùng vũ lực để ép buộc hoặc đe dọa. Người hay nhóm người có hành vi trộm cắp gọi là kẻ trộm, đạo chích hay đạo tặc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận