Quyền của người sử đất qua các thời kỳ được mở rộng thế nào?

14/10/2021
Quyền của người sử đất
1813
Views

Ở mọi quốc gia; đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng. Trong đất đai, việc xác lập quyền sở hữu, chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối; đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia. Vậy sau những lần sửa đổi, bổ sung thì quyền của người sử đất đã có những thay đổi nào? Tạo thêm những điều kiện nào cho người sử dụng đất. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Ai là người có quyền sử dụng đất?

Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013; người sử dụng đất gồm những đối tượng sau:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;…
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước; đây là người sử dụng đất chủ yếu, phổ biến nhất hiện nay.
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
  • Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường; niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan; hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập; mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013

Kế thừa và phát triển Luật đất đai năm 2003; Luật đất đai năm 2013 với 212 điều luật đã bổ sung thêm các chế định mới về quyền của người sử dụng đất mang tính đầy đủ và mở rộng quyền lợi hơn cho người sử dụng đất; tiêu biểu như sau:

Tổ chức trong nước được lựa chọn hình thức thuê đất

Luật đất đai năm 2013 mở rộng quyền lựa chọn hình thức thuê đất áp dụng cho cả các tổ chức kinh tế trong nước thuê đất lựa chọn trả tiền thuê một lần; cụ thể: Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật đất đai năm 2013 mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Về bảo đảm và trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

Luật đất đai năm 2013 kế thừa quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất từ Luật đất đai năm 2003 và bổ sung các bảo đảm mới như: bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp; cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo quy định; bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi theo quy định.

Nhà nước có các trách nhiệm cụ thể về xây dựng; quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân…

Luật đất đai năm 2013 bổ sung và quy định rõ quyền; và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở; đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtl quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng; bổ sung quy định chính sách miễn; giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân

 Luật đất đai năm 2013 nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình; cá nhân từ 20 năm (Luật đất đai 2003) lên 50 năm; thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp) ( Khoản 2 Điều 126).

Luật đất đai năm 2013 quy định một mục mới về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Để đảm bảo người sử dụng đất thực hiện đúng đắn; có hiệu quả các quyền lợi của mình; Nhà nước đặt ra những điều kiện riêng về thực hiện các quyền của người sử dụng đất; tạo sự thống nhất giữa các chủ thể cũng như vai trò quản lí đất đai của đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Mời bạn đọc xem thêm

Giao đất không thu tiền sử dụng đất là như thế nào?

Giao đất không thu tiền sử dụng đất là như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Quyền của người sử đất qua các thời kỳ ngày càng mở rộng” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Những trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng-an ninh?

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
– Xây dựng căn cứ quân sự;
– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia; công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng ga, cảng quân sự;
– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận