Những rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế?

08/10/2021
rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế
1418
Views

Trong những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong thương mại hàng hải. Tuy nhiên; trong một chuyến hành trình vận tải hàng hải quốc tế có thể xảy ra rất nhiều các hiểm hoạ, rủi ro khác nhau. Các rủi ro này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau; tạo ra mất mát cả về người và vật chất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những rủi ro pháp lý trong vận chuyển hảng hải quốc tế qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

Nội dung tư vấn

Rủi ro hàng hải là gì?

Khoản 1 Điều 303 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có định nghĩa về rủi ro hàng hải như sau:“Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Rủi ro pháp lý thường gặp trong vận chuyển hàng hải quốc tế có những loại nào?

Rủi ro pháp lý thường gặp trong vận chuyển hàng hải quốc tế có nhiều cách phân loại khác nhau; trong đó, căn cứ theo nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro pháp lý được chia thành 3 loại như sau:

Rủi ro thường được bảo hiểm: đây thường là những rủi ro được bảo hiểm một cách bình thường theo các điều kiện bảo hiểm, là những rủi ro có tính chất bất ngờ; ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người bảo hiểm.

Rủi ro phải bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải thỏa thuận thêm, thỏa thuận riêng mà không được bồi thường theo điều kiện bảo hiểm gốc; có thể kể đến một số loại như rủi ro chiến tranh; rủi ro đình công.

Rủi ro loại trừ: đây là những rủi ro không được bảo hiểm như buôn lậu, nội tỳ, ẩn tỳ, chủ tàu mất khả năng tài chính, tàu đi chệch hướng; tàu không đủ khả năng đi biển hay do lỗi của người được bảo hiểm.

Những rủi pháp lý thường gặp nào trong vận chuyển hàng hải quốc tế?

Rủi ro mắc cạn

Mắc cạn là trường hợp đáy tàu sát liền với đáy biển; hoặc chạm phải một chướng ngại vật khác làm cho con tàu không thể tiếp tục hành trình bình thường và phải nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Theo đó; một con tàu là mắc cạn thì việc mắc cạn đó phải xảy ra do một hậu quả của một sự việc ngẫu nhiên; hoặc không bình thường; làm cho tàu bị chạm phải đất hoặc một chướng ngại vật khác và phải dừng lại ở đó chờ sự giúp đỡ bên ngoài. Như vậy; trường hợp tàu nằm cạn thường không được công ty bảo hiểm bồi thường.

Rủi ro chìm tàu

Rủi ro chìm tàu: Là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước làm cho hành trình bị hủy bỏ hoàn toàn.

Khi có tài sản chìm đắm; Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt.

Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa; hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền; chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan.

Nếu tàu chỉ ngập một phần hoặc bập bềnh trên mặt nước thì không gọi là đắm vì trường hợp này thường xảy ra khi sóng gió lớn; trừ khi người ta chứng minh được là do tính chất của hàng hóa nên tàu không thể chìm sâu hơn nữa; chẳng hạn như tàu chở gỗ diêm; các loại thùng rỗng…

Rủi ro cháy

Rủi ro cháy là sự kiện khách quan, bất ngờ; hiện tượng mà xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu do thiên tai; tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hóa và phương tiện chuyên chở.

Theo quan điểm thông thường; lửa phải đến một mức nào đó mới được coi là một vụ cháy. Bảo hiểm cháy nổ chỉ bồi thường cho những trường hợp cháy sau đây:

  • Bồi thường cho những tài sản được bảo hiểm phát nhiệt bất ngờ do nguyên nhân khách quan gây ra.
  • Bồi thường cho những trường hợp cháy do sơ suất; hoặc có ý của thuyền trưởng hay thủy thủ, ví dụ như thủy thủ hút thuốc vứt tàn xuống sàn làm cho hàng hóa bị cháy.
  • Bồi thường cho những trường hợp bị cháy tàu trong những hoàn cảnh chính đáng như: đốt cháy để tránh khỏi bị bắt; hoặc để tiêu diệt một thứ bệnh truyền nhiễm.
  • Bồi thường cho những trương hợp hàng hóa bị cháy lan; ví dụ như hàng thuốc nổ bốc cháy tự phát và cháy lan sang những hàng hóa khác….

Rủi ro đâm va

Rủi ro đâm va là những thiệt hại về vật chất của đối tượng được bảo hiểm do tai nạn đâm va gây ra; là trách nhiệm của người bảo hiểm đối với bản thân con tàu và hàng hóa bị tổn thất.

Trách nhiệm đâm va trong tình huống hai tàu đâm va vào nhau thường xảy ra ba trường hợp, cụ thể:

  • Cả hai tàu đều không có lỗi
  • Một bên hoàn toàn có lỗi
  • Cả hai bên đều có lỗi, lỗi này có thể do sơ suất trong việc lái tàu.

Rủi ro tàu mất tích

Rủi ro mất tích là trường hợp tàu không đến được cảng như quy định của hợp đồng; và sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hành trình bị mất tin tức về tàu và hàng hoá trên tàu. 

Thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình của tàu nhưng không nhỏ hơn 3 tháng phần mềm nhân sự.

Theo quy định tại điều 333 Bộ luật Hàng hải 2015:Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn; người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm.

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.

Rủi ro do hành vi vi phạm pháp luật của thuyền trưởng và thuyền viên

Hành vi vi phạm pháp luật là một trong những rủi ro được bảo hiểm; bao hàm khái niệm xảo trá hay lừa gạt của thuyền trưởng hoặc thuỷ thủ gây ra đối với hàng hoá; hoặc tàu có hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu.

Thông thường trong những trường hợp này, quyền lợi của người được bảo hiểm phải có thỏa thuận bồi thường những tổn thất do hành động vi phạm pháp luật hay lỗi lầm của chủ tàu hay đại lí của họ gây ra.

Thông thường trong những trường hợp này, quyền lợi của người được bảo hiểm dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy; giữa người được bảo hiểm; và người bảo hiểm phải có thoả thuận bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm pháp luật hay do lỗi của chủ tàu hay đại lý của họ gây ra.

Mời bạn đọc xem thêm

Hàng hóa hư hỏng trong lúc vận chuyển thì có được đền bù không?

Nghị định 160/2016/NĐ-CP điều kiện KD vận tải biển

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi vi phạm pháp luật của thuyền trưởng và thủy thủ là những hành vi nào?

Hành vi vi phạm pháp luật của thuyền trưởng và thủy thủ dùng để chỉ mọi hành động vi phạm pháp luật; hoặc những sai lầm cố ý của thuyền trưởng; thủy thủ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ tàu hoặc hàng hóa. Những hành vi vi phạm pháp luật này không bao gồm những sai lầm về cách xét đoán; giải quyết vấn đề hoặc những sai lầm do bất cẩn thông thường gây ra.

Rủi ro cháy sẽ được chia thành những loại nào?

Thường trong rủi ro cháy chia ra 2 loại:
Cháy bình thường: Cháy bình thường là do những nguyên nhân khách quan như thiên tai; buộc phải tiêu hủy hoặc do sơ suất của người không được bảo hiểm
Cháy nội tỳ : Cháy nội tỳ là do tính chất của hàng hóa chuyên chở có thể tự động bốc cháy như than, gas,… Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy bình thường.

Rủi ro là gì?

Rủi ro là những tai nạn, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mỗi đe dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất. Rủi ro là những tai nạn, sự cố xảy ra sẽ dẫn đến việc gây tổn thất. Rủi ro pháp lý là những tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra trong hành trình và làm cho hàng hóa bị thiệt hại, rủi ro mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận