Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình xử lý thế nào?

04/01/2024
Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỹ luật?
264
Views

Việc vi phạm hôn nhân gia đình không chỉ diễn ra trong giai cấp công nhân mà trong những thành phần quan trọng, nòng cốt trong xã hội như công chức nhà nước. Chính vì thế, việc đề ra các giải pháp về việc xử lý vi phạm các đối tượng công chức nhà nước trong Luật hôn nhân gia đình là một việc vô cùng cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra là công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình xử lý thế nào?

Để giải đáp trên, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết “Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỹ luật?” của chúng tôi.

Công chức là gì?

Công chức là nhân viên làm việc trong nhà nước được phía cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. Công chức thường sẽ được phân công làm việc tại các bộ phận chuyên trách đòi hỏi chuyên môn cao chính vì thế thường là sẽ là cánh tay đắc lực làm việc trực tiếp với cán bộ tại bộ phận phụ trách. Tùy vào ngành và bộ phận mà hiện nay công chức sẽ được phân công tại các đơn vị khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của người dân khi đến cơ quan nhà nước.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019 quy định như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Vi phạm luật hôn nhân gia đình là những hành vi nào?

Vi phạm luật hôn nhân gia đình chính là những vi phạm được hình thành từ việc làm trái các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lưc tại Việt Nam. Các hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình có thể là các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, hành vi bạo lực gia đình, mang thai hộ trái pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vi phạm luật hôn nhân gia đình như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỹ luật?
Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỷ luật?

Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỷ luật?

Hầu như công chức nhà nước đều là Đảng viên chính vì thế khi công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình thì sẽ đứng trước nguy cơ bị kỷ luật đảng bên cạnh các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ phạm tội mà công chức có thể bị khiển trách cho đến bị khai trừ ra khỏi đảng nếu tính chất mức độ nghiêm trọng.

Theo quy định tại Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW xử phạt vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

  • Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh, vật dụng kích động hoặc nhằm kích động bạo lực gia đình.
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em ruột với nhau.
  • Thờ ơ, vô cảm hoặc ngăn cản việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

– Trường hợp đã bị kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

  • Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
  • Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức hoặc ép buộc đóng góp tài chính quá khả năng; kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính.
  • Có hành vi buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái pháp luật.
  • Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác gây bạo lực gia đình.
  • Dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

– Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

  • Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.”

Vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị xử lý hình sự?

Vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị xử lý hình sự? Câu trả lời là có. Tùy vào tính chất vi phạm luật hôn nhân gia đình nếu thỏa các điều kiện về xử phạt hình sự thì hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hiện nay ở mức độ vi phạm luật hôn nhân gia đình không quá nghiêm trọng thì hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3,000,000 cho đến 20,000,000 đồng.

Theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Công chức vi phạm luật hôn nhân gia đình có bị kỹ luật?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp về mẫu đơn xin xác nhận độc thân, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu kỹ luật đảng viên vi phạm?

Theo quy định tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW quy định về thời hiệu kỷ luật đảng viên như sau:
– Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
– Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

Những hình thức kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm?

Theo quy định tại Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW quy định về những hình thức kỷ luật đảng viên như sau:
– Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
– Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
– Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên là người cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
– Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
– Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.