Nhiều đối tượng xuyên tạc, cung cấp thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Qua công tác kiểm soát không gian mạng, Công an các đơn vị phát hiện, xử lý hàng loạt trường hợp. Vậy những trường hợp như vậy sẽ bị xử lý như thế nào, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tin sai sự thật là gì?
Tin sai sự thật đưa ra với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan; tổ chức hay một cá nhân, hay vì mục đích tài chính hoặc chính trị
Hiện nay, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều thế lực thù địch; phản động trong và ngoài nước đã phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin không đúng sự thật; xuyên tạc diễn biến dịch bệnh cũng như công tác chỉ đạo;, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ; ngành, địa phương nước ta trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhằm câu view, câu like; gây hoang mang trong dư luận xã hội mà một số cá nhân; tổ chức lợi dụng tình hình dịch bệnh để đưa những thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.
Xử phạt như thế nào đối với hành vi tung tin sai sự thật?
Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống người khác, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, người tung tin giả; sai sự thật về Covid-19: Cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng; tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Người nào đưa lên mạng máy tính; mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật gây dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015:
Phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm.
Trường hợp xác định được chính xác người tung tin sai sự thật và có tính chất vu khống thì tùy từng mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù.
Biện pháp ngăn chặn
Tăng cường quản lý
Tích cực tuyên truyền các thông tin chính thống trên báo chí để định hướng dư luận, cung cấp thông tin cho người dân.
Tăng cường xử phạt, có biện pháp răn đe đối với việc phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật.
Hoàn thiện khung pháp lý với việc quản lý mạng xã hội hiện nay.
Hoàn thiện khung pháp lý về mạng xã hội Triển khai xây dựng một số cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; sản xuất nội dung số trong nước phát triển;
Cơ quan nhà nước, bộ, ban, ngành kết hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý Internet;
Xây dựng một số trang mạng xã hội đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng; nâng cao khả năng cạnh tranh; giảm sự phụ thuộc của người sử dụng Việt Nam vào các trang mạng xã hội nước ngoài;
Yêu cầu Facebook, Google thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam; hợp tác với Việt Nam chặt chẽ trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc; cam kết không lưu trữ, truyền tải những nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được đăng tải lên trang mạng xã hội.
Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu,
Sử dụng chứng minh thư/ căn cước công dân gắn chíp để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet. Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ thông tin trực tuyến vào Việt Nam phải bảo đảm thực hiện đúng pháp luật Việt Nam; Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các sai phạm trong việc thông tin trên mạng xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
- Đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19 bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Lây lan trong cộng đồng nghĩa là mọi người bị lây nhiễm vi-rút trong một khu vực, bao gồm cả một số đối tượng không biết rõ họ đã bị lây nhiễm ở đâu và bằng cách nào. Mỗi sở y tế xác định sự lây lan trong cộng đồng khác nhau tùy theo tình hình địa phương.
COVID-19 là bệnh do vi-rút có tên là SARS-CoV-2 gây ra. Hầu hết mọi người mắc bệnh COVID-19 đều có các triệu chứng nhẹ, nhưng một số người có thể bị bệnh nặng. Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID. Các tình trạng sau khi mắc COVID bao gồm rất nhiều vấn đề sức khỏe mới xuất hiện, xuất hiện trở lại hoặc tiếp diễn mà mọi người có thể gặp phải trong hơn bốn tuần sau khi họ bị nhiễm vi-rút gây ra bệnh COVID-19 lần đầu.
Đối với COVID-19, người tiếp xúc gần là bất kỳ ai trong phạm vi 6 feet với người đã nhiễm bệnh trong tổng cộng 15 phút trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ (ví dụ, ba lần phơi nhiễm 5 phút riêng biệt trong tổng cộng 15 phút). Một người nhiễm bệnh có thể lây lan COVID-19 bắt đầu từ 2 ngày trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào (hoặc nếu họ không có các triệu chứng, 2 ngày trước khi mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính được thu thập), đến khi họ đáp ứng tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà.