Lao động mất việc do dịch Covid cần làm gì để được hỗ trợ thất nghiệp

28/09/2021
Lao động mất việc do dịch Covid cần làm gì để được hỗ trợ thất nghiệp
424
Views

Người lao động mất việc làm do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sáng 27-9, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn đã chia sẻ với Phóng viên Tiền Phong về dự kiến cách thức triển khai hỗ trợ người lao động bị mất việc làm từ Quỹ BHTN, và giảm đóng quỹ này cho người sử dụng lao động theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ. Vậy người lao động mất việc cần làm gì để nhận tiền hỗ trợ thất nghiệp? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ người lao động gặp khó khăn vì Covid-19

Nội dung tư vấn

Bảo hiểm là gì

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Đặc điểm của bảo hiểm

Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng; theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận; hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.

Phân loại bảo hiểm

Căn cứ vào ý chí của các bên: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.

Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại.

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là số tiền được trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động gặp bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp của nhà nước theo chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị định 116.

Người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh được nhận hỗ trợ thất nghiệp như thế nào?

Hỗ trợ thất nghiệp bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Đối tượng áp dụng

  • Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  • Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Mức hỗ trợ thất nghiệp cho người lao động

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Làm thế nào để người lao động nhân được hỗ trợ thất nghiệp?

Hiện nay Cơ quan Bảo hiểm xã hội dự kiến triển khai qua 2 hình thức, cụ thể:

Thông qua đơn bị sử dụng lao động

Người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ cần liên hệ với đơn vị sử dụng lao động để cung cấp thông tin cá nhân. Đơn vị sư dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp danh sách người lao động đã nghỉ việc; từ ngày 1-1-2020 đến hết ngày 30-9-2021 có nhu cầu nhận hỗ trợ kèm số tài khoản cá nhân của từng người.

Theo danh sách này, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ đối chiếu với dữ liệu Bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đang bảo lưu để chi trả tiền hỗ trợ cho từng người qua tài khoản, không chi trả qua doanh nghiệp.

Thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện

Trường hợp người lao động không muốn thông qua đơn vị doanh nghiệp  có thể tới trực tiếp cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện ở bất kể đâu gần nhất, không phân biệt địa giới hành chính.

Người lao động cung cấp số Bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp tờ khai kèm trích lục thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp đang bảo lưu, người lao động rà soát, ký xác nhận và cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chi hỗ trợ.

Ngoài ra, người lao động có thể cài đặt ứng dựng “VssID – BHXH số” để nắm bắt được mức hỗ trợ mình có thể được nhân theo Nghị định 116.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng có thể giúp ích cho quý độc giả. Nếu cần hỗ trợ pháp lý dân sự, kinh doanh-thương mại, vui lòng liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Nếu không thuộc trường hợp không được nhận trợ cấp thất nghiệp, thì người lao động vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp bình thường. Mức trợ cấp được tính như các trường hợp trợ cấp thất nghiệp khác.

Trường hợp nào không được nhận hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp?

1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
2) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
3) Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
4) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
5) Đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện.
6) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
7) Không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
8) Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
9) Người lao động chết.

Khi nào sẽ chấm dứt trợ cấp thất nghiệp cho người lao động?

1. Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
2. Tìm được việc làm;
3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
4. Hưởng lương hưu hằng tháng;
5. Sau 02 lần từ chối nhận việc làm;
6. Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng.
7. Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
8. Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
9. Chết, bị tòa án tuyên bố mất tích
10. Đang bị truy cứu TNHS, chấp hành án

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận