Người lao động theo quy định pháp luật nếu đáp ứng được những điều kiện về tuổi tác, sức khỏe,… thì sẽ được nghỉ hưu. Người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ hưu đúng độ tuổi theo luật. Tuy nhiên, để được nghỉ hưu và hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, độ tuổi nghỉ hưu, sức khỏe,… Do vậy, để chứng minh đủ điều kiện về sức khỏe để nghỉ hưu, người lao động phải thực hiện giám định sức khỏe trong trường hợp nghỉ hưu trước tuổi. Vậy mẫu đơn xin giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi bao gồm những nội dung gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Mẫu đơn xin giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi
Mẫu số 01:
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi:………
Tên tôi là ………… Sinh ngày….. tháng….. năm……
Chỗ ở hiện tại: ………….
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ………………. Ngày cấp: ………..Nơi cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ………… 1………….
Nghề/công việc ……. 2………….
Điện thoại liên hệ: …………
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ………3…………….
Loại hình giám định: ………….4 …………..
Nội dung giám định: ………..5 ……………
Đang hưởng chế độ: ………….6 ……………
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7 | Người viết giấy đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) |
_____________________
1 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
5 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
Mẫu số 02:
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ………../GGT | …….1……, ngày ….. tháng ….. năm….. |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa……… 2……..
…………3……………………………..…….. trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………… Sinh ngày…. tháng… năm…..
Chỗ ở hiện tại: …………….
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:…………… Nơi cấp: …………
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: ………4………….
Nghề/công việc………5…………..
Điện thoại liên hệ: ……………..
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của …………….
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa …………….
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………6……………..
Loại hình giám định: ………….7 ……………..
Nội dung giám định: ………….8 ……………..
Đang hưởng chế độ: …………9 ……………..
Trân trọng cảm ơn.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
_________________
1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định
2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định
3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động
4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
Xem thêm và tải xuống Mẫu đơn xin giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin giám định sức khỏe
- Thông tin cá nhân (bao gồm tên, số CMND hoặc căn cước công dân, ngày sinh và chỗ ở hiện tại)
- Người làm đơn ghi rõ ràng và chính xác Số sổ bảo hiểm xã hội hoặc Mã số bảo hiểm xã hội
- Tại mục Nghề nghiệp/Công việc: chú ý ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
- Tại mục Đề nghị giám định: ghi rõ loại hình khám giám định (khám lần đầu/tái phát/khám lại/tổng hợp/phúc quyết)
- Tại mục Loại hình giám định: ghi rõ một trong các nội dung khám giám định (tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tử tuất/hưởng BHXH 1 lần/hưởng chế độ thai sản)
- Tại mục Nội dung giám định: ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
- Tại mục Đang hưởng chế độ: Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có). Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
- Tại mục Xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã: chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
- Cuối đơn đề nghị giám định sức khỏe thì người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Các trường hợp được nghỉ hưu sớm trước tuổi
Nghỉ hưu sớm trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động
Hiện nay, theo quy định pháp luật, người lao động được nghỉ hưu khi đáp ứng về điều kiện tuổi và một số điều kiện khác. Căn cứ tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện được hưởng lương hưu khi nằm trong diện bị suy giảm khả năng lao động như sau:
Thời gian đóng: đóng từ đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên.
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%: độ tuổi đáp ứng đối với lao động nam là đủ 55 tuổi 09 tháng; lao động nữ đủ 51 tuổi.
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: độ tuổi đáp ứng đối với lao động nam là đủ 50 tuổi 09 tháng; lao động nữ đủ 46 tuổi.
Trường hợp có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và bị suy giảm khả năng loa động từ 61% trở lên.
Đối với trường hợp là lực lượng vũ trang gồm hạ sĩ quan, quan đội, công an,… muốn được nghỉ hưu trước tuổi khi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên kèm theo suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nếu:
- Về độ tuổi: nam phải đủ 50 tuổi 09 tháng, nữ đủ 46 tuổi.
- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nghỉ hưu sớm trước tuổi khi không bị suy giảm khả năng lao động
Khi không bị suy giảm khả năng lao động, người lao động muốn được nghỉ hưu sớm trước tuổi phải đáp ứng về mặt thời gian đóng bảo hiểm là từ đủ 20 năm trở lên và các điều kiện sau:
Người lao động có đủ 15 năm làm nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Khi đó, lao động nam đáp ứng đủ 55 tuổi 09 tháng, nữ phải đủ 51 tuổi.
Người lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò: nam đáp ứng đủ 50 tuổi 09 tháng và nữ từ đủ 46 tuổi.
Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.
Trường hợp các đối tượng làm việc trong lực lượng vũ trang gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, quận đội, công an,… có thời gian đóng 20 năm bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu sớm khi:
- Nam đủ 55 tuổi 09 tháng, nữ đủ 51 tuổi, ngoại trừ các trường hợp là Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.
- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên và đáp ứng độ tuổi nam đủ 50 tuổi 09 tháng và nữ phải đủ 46 tuổi.
- Đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục khám giám định sức khỏe để nghỉ hưu sớm trước tuổi được quy định như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ khám giám định sức khỏe để nghỉ hưu sớm trước tuổi:
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
- Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng: Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT – BYT.
- Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động cấp (bản chính hoặc bản sao hợp lệ).
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động (theo mẫu)
- Giấy ra viện.
- Hồ sơ tóm tắt bệnh án.
Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
- Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng được.
Nếu như đối tượng nào không có giấy tờ tùy thân trên thì cần có xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Bước 2: Nộp hồ sơ khám:
Hiện nay theo quy định tại Điều 9 Thông tư 56/2016/TT – BYT, người lao động có nhu cầu khám giám định sức khỏe để hưởng lương hưu sớm trước tuổi sẽ nộp tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề tư vấn luật dân sự chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo hợp đồng sang tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư 247 sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Kiểm tra bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền?
- Người lao động đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?
- Sổ bảo hiểm đóng 1 năm rút được bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
…
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của viên chức sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Theo như quy định trên thì từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, trong năm 2023 thì người lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 60 tuổi 9 tháng và đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thưởng sẽ đủ tuổi nghỉ hưu khi được 56 tuổi.
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2012 (Có hiệu lực từ ngày 01/05/2013 đến ngày 01/01/2021) quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, trước ngày 01/01/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
So với Bộ luật Lao động 1994, Bộ luật Lao động 2012 thì theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Năm 2023 tăng tuổi nghỉ hưu năm 2023 đối nam là từ đủ 60 tuổi 9 tháng. Đối với lao động nữ là từ đủ 56 tuổi.
Đây là độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, vẫn có trường hợp người lao động được về hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 5 tuổi.
Người lao động cao tuổi được quy định cụ thể tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019.
– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Như vậy, pháp luật vẫn cho phép người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu được quyền tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, sức khỏe là một phần đáng quan ngại khi làm việc, do đó cần chú trọng đến thời giờ làm việc, cũng như các vấn đề sức khỏe.