Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạng xử lý thế nào?

28/09/2021
Vụ chém lìa đầu người đàn ông cùng hẻm ở TP.HCM
685
Views

Mới đây một sự việc đau lòng mới xảy ra tại con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng (quận 7) TP Hồ Chí Minh. Khi cơ quan chức năng xuống hiện trường; ban đầu người đàn ông này không buông dao, có những dấu hiệu không bình thường. Vậy đặt ra trường hợp nghi phạm thực hiện hành vi giết người trong trạng thái kích động mạnh, thì trách nhiệm hình sự với nghi phạm sẽ như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gì?

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là khi họ không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường. Người phạm tội không còn khả năng kiềm chế bản thân; và gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội xuất phát từ việc tinh thần bị kích động mạnh.

Ví dụ như trường hợp: A đang cắt cỏ ngoài đồng, có người thấy có người gọi: “Về ngay! Con anh bị người ta đánh chết rồi!”. A về, thấy con mình trên người dính máu. Mọi người cho biết B, con bà N đánh con A, đã bỏ chạy. A bực tức tìm B dùng cuốc bổ vào đầu B một cái làm B chết tại chỗ. Đây là hành vi thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Cấu thành tội phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1.Chủ thể

Người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Khách thể

Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân (quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người)

3.Mặt khách quan

Có hành vi tước đoạt mạng sống người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp
Hậu quả:

Hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác).
Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hoặc không làm chết người.

4. Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Căn cứ xác định

Người phạm tội thực hiện khi tinh thần bị kích động mạnh

Như đã phân tích ở trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ; tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sau khi thực hiện hành vi, có thể người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

Người bị giết đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân

Đây là dấu hiệu bắt buộc của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Người bị giết đã có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi phạm Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; thì “sự kích động” của người phạm tội không phải là sự bộc phát ngẫu nhiên. Đây là sự kích động do nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng gây ra cho người phạm tội; hoặc gây ra cho người thân thích của người phạm tội.

Nói cách khác; phải có mối liên hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; và sự kích động về tinh thần đối với người phạm tội. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.

Trách nhiệm hình sự đối với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội; hoặc đối với người thân thích của người phạm tội nhưng chỉ có 01 người bị giết chết; còn những người khác chỉ bị thương; và có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu về hai tội: tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; và tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Khi xử lý người phạm tôi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ trạng thái tinh thần của người phạm tội trong khi phạm tội; và đặc biệt phải làm rõ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp này chỉ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; nếu giết nhiều người, mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới 07 năm tù.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm rất nghiêm trọng là gì?

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

Cố ý phạm tội là gì?

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội là gì?

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận