Các tập đoàn lớn đa quốc gia tại Việt Nam thường xuyên có nhân viên nước ngoài di chuyển nội bộ để làm việc. Điều này phản ánh sự phát triển và tính toàn cầu hóa của kinh tế Việt Nam, thu hút nguồn nhân lực quốc tế và tạo điều kiện cho sự trao đổi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Việc có người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong các tập đoàn đa quốc gia mang lại nhiều lợi ích. Vậy khi lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng bảo hiểm không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết hôm nay.
Căn cứ pháp lý
Quy định về di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp của người lao động nước ngoài
Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là một trong những hình thức mà lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP giải thích:
“Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục”.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải) thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng bảo hiểm không?
Khi lao động nước ngoài di chuyển nội bộ điều này tạo cơ hội để các công ty có sự đa dạng về quốc tịch, văn hóa và kỹ năng. Nhân viên nước ngoài mang đến cái nhìn và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời có thể chia sẻ các phương pháp làm việc hiệu quả và tiên tiến từ quốc gia của họ. Điều này làm tăng sự đa dạng và sự giàu có của nguồn lực nhân tài trong công ty.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 11/2016/NĐ-CP), những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của 01 doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại tại Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng liên tục.
Về vấn đề tham gia BHXH của người nước ngoài, khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia BHXH bắt buộc nếu có đồng thời hai điều kiện sau:
– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.
– Có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Cùng với đó, điểm a khoản 2 Điều này cũng nêu rõ:
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Như vậy, những lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc.
Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng BHYT?
Sự di chuyển nội bộ của nhân viên nước ngoài cũng tạo ra một môi trường làm việc đa văn hóa. Việc làm việc chung với nhân viên nước ngoài giúp người lao động trong công ty hiểu và thích nghi với các phong cách làm việc và tư duy khác nhau. Điều này tạo ra sự tương tác và học hỏi đa phương diện, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và sự sáng tạo. Vậy lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng BHYT hay không?
Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP chỉ quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Quy định này không nói rõ người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển nội bộ có phải đóng BHYT hay không nên đã gây nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Tại Công văn số 389/BYT-BH ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế trả lời BHXH Việt Nam về vướng mắc đóng BHYT cho nhóm đối tượng trên, Bộ này khẳng định người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp không thuộc đối tượng tham gia BHYT.
Bộ Y tế đưa ra 02 lý do cho hướng dẫn này như sau:
– Thứ nhất, khoản 2 Điều 1 Luật BHYT quy định phạm vi áp dụng của luật này đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến BHYT nhưng Điều 12 Luật này chưa quy định cụ thể đối tượng lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có cần tham gia BHYT hay không.
– Thứ hai, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP chưa quy định rõ cơ chế áp dụng đối với nhóm đối tượng lao động nước ngoài di chuyển nội bộ.
Như vậy, có thể khẳng định, người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ sẽ không phải đóng BHYT.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lao động nước ngoài di chuyển nội bộ có phải đóng bảo hiểm không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phương thức chi trả BHXH qua ATM đăng ký như thế nào?
- Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần qua thẻ ATM được không?
- Bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thứ Sáu, 26/11/2021, 15:00
Tăng giảm cỡ chữ:
Người nước ngoài có được tham gia BHXH tự nguyện?
Tác giả: Bình Thảo
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Hiện nay có không ít người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, người nước ngoài có được tham gia BHXH tự nguyện không?
Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?
Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 đã quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chỉ cần là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên mà không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì đều được tham gia BHXH tự nguyện.
Như vậy, với quy định nêu trên, người nước ngoài không thuộc đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia BHXH bắt buộc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 – Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2 – Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
3 – Không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Là người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Là người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Theo Hướng dẫn 03 /HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, dù làm việc hợp pháp tại Việt Nam nhưng người lao động nước không được gia nhập công đoàn.