Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

03/07/2023
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?
648
Views

Việc nhận nuôi con nuôi đối với người lao động cũng tạo ra quyền lợi về chế độ thai sản. Hiện nay, chế độ thai sản cho người nhận con nuôi được quy định theo các điều khoản và điều kiện được nêu trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014. Khi nhận nuôi con nuôi hay sinh con thì vấn đề được nhiều người lao động quan tâm tới đó chính là trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Vậy pháp luật quy định về nội dung này ra sao và khi lương cơ sơ tăng thì mức hỗ trợ này có tăng theo hay không? Hãy cùng ban tư vấn pháp luật của Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau đây:

Căn cứ pháp lý

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho người nhận con nuôi

Chế độ thai sản cho phép phụ nữ lao động có thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau quá trình sinh con. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt của mẹ sau khi trải qua quá trình mang thai và sinh con. Vậy khi nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động nhận con nuôi sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
  2. Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nuôi con nuôi.
  3. Thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản, bao gồm:
  • Người lao động Việt Nam thuộc một trong các diện sau:
    • Người ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
    • Cán bộ, công chức, viên chức.
    • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
    • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
    • Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã mà có hưởng lương.
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam (không bao gồm lao động nước ngoài di chuyển nội bộ và người đã đủ tuổi nghỉ hưu).

Lưu ý: Người lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH.

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Trợ cấp một lần khi sinh con là khoản tiền mà người lao động nhận được từ chính phủ hoặc từ các tổ chức bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ chi phí và các nhu cầu cần thiết trong quá trình mang thai và sinh con. Trợ cấp này được cung cấp dưới dạng một khoản tiền duy nhất sau khi người lao động đã sinh con thành công. Vậy quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi lao động nữ sinh con như sau:

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Như vậy:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Ngày 11/10/2022, Quốc hội đã nêu kết luận từ 01/7/2023 sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu lao động nữ sinh con từ ngày 1/7/2023 (thời điểm tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng) thì sẽ nhận được mức trợ cấp một lần lên đến 3,6 triệu đồng.

Trong khi trước đây, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức trợ cấp một lần khi sinh con chỉ là 2.980.000 đồng.

Theo đó, lao động nữ sinh con từ 1/7/2023 sẽ được tăng trợ cấp một lần thêm 620.000 đồng.

Lương cơ sở tăng, tiền thai sản khi lao động nữ sinh con có tăng không?

Lương sơ sở, còn được gọi là lương cơ bản, là mức lương tối thiểu mà một người lao động được nhận dựa trên công việc cơ bản mà họ thực hiện. Đây là mức lương tối thiểu mà nhà tuyển dụng phải trả cho người lao động, và nó có thể được quy định bởi pháp luật hoặc thông qua thỏa thuận giữa các bên liên quan. Pháp luật đã có những quy định mới về việc điều chỉnh lương cơ sở, vậy khi lương cơ sở tăng, tiền thai sản khi lao động nữ sinh con nhận được có tăng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con được tính như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Theo quy định trên, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Do đó khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ thai sản vẫn không đổi, do không phụ thuộc vào mức lương cơ sở mà phụ thuộc vào mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của lao động nữ.

Như vậy, lao động nữ sinh con từ 1/7/2023 sẽ được nhận thêm 620.000 đồng trợ cấp một lần và thêm 465.000 đồng tiền dưỡng sức sau sinh do mức lương cơ sở tăng lên 1.8 triệu đồng. Tính tổng mức tăng, trợ cấp cho lao động nữ sinh con hầu hết tăng thêm hơn 1 triệu đồng so với trước.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
05 ngày làm việc;
07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Khi nào sẽ được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con/nhận con nuôi?

Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, giải quyết hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con được quy định như sau:
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động
– Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.