Bất cứ ngành nghề lao động nào cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người lao động, tai nạn lao động luôn rình rập và có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai có thể biết trước. Vậy pháp luật quy định những đối tượng nào cần cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản? Trong trường hợp, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của người huấn luyện hết hạn thì có cần được cấp lại không hay chỉ cần cập nhật lại kiến thức? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Luật An toàn vệ sinh, lao động năm 2015
Huấn luyện an toàn lao động được hiểu như thế nào cho đúng?
Người lao động khi tham gia công việc hoặc khi làm việc thì luôn có hai yếu tố liên quan đó là an toàn và vệ sinh lao động. Trong đó:
An toàn lao động trong sản xuất là giải pháp phòng ngừa và chống lại các tác động từ những yếu tố gây ảnh hưởng nguy hiểm nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người lao động.
Việc chuẩn bị không chu đáo cho công tác an toàn lao động là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai nạn lao động.
Đối tượng nào cần cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản?
Theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện nay thì có 06 nhóm đối tượng là người cần phải được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, cụ thể bao gồm các nhóm đối tượng sau đây:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động : Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Giám Đốc, Phó Giám đốc Chi Nhánh, Quản Đốc Phân Xưởng, Trưởng Phòng ban, phó phòng được giao nhiệm vụ về ATLĐ (Thời gian huấn luyện: 16h).
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động : chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động, hoặc là người trực tiếp giám sát về ATLĐ : Trưởng Ban an toàn lao động, cán bộ an toàn, cán bộ kỹ thuật… (Thời gian huấn luyện: 48h).
Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 bao gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. …
Thời gian và tần suất huấn luyện an toàn lao động nhóm 3:
- Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
- Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
- Huấn luyện định kỳ: 2 năm 1 lần
Nội dung huấn luyện
Gồm 3 giai đoạn:
- Lý thuyết
- Thực hành ( tại các xưởng sản xuất , hay công trường xây dung )
- Kiểm tra cuối khóa học
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động: kế toán, lễ tân, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh không trong 17 danh mục yêu cầu an toàn lao động, lao công vệ sinh… (Thời gian huấn luyện: 16h)
Nhóm 5: Người làm công tác y tế
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của người huấn luyện hết hạn thì có cần được cấp lại không hay chỉ cần cập nhật lại kiến thức?
Việc huấn luyện cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn giúp cho người lao động có thể chủ động nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm ẩm trong quá trình làm việc để có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp hiệu quả nhất.
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 25. Thời hạn cấp, cấp mới giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn
1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện gửi tổ chức huấn luyện. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện mới theo quy định tại pháp luật.
Theo đó, khi giấy chứng nhận huấn luyện của người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hết hạn thì cần phải được cấp lại theo đúng quy định trên.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đối tượng nào cần cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định những tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, theo quy định thì định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, không nhất thiết phải tập huấn kiến thức hằng năm.
Để được cấp chứng chỉ an toàn lao động các đơn vị cần được các đơn vị đào tạo được bộ lao động thương binh xã hội cấp phép để huấn luyện
Theo quy định hiện hành tại Điều 31 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.
2. Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.