Công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không?

23/05/2023
Công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không?
647
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Cụ thể công ty tôi thời gian vừa qua có cho nhân viên nghỉ việc 5 ngày mà không hưởng lương và cũng không giải thích lý do vì sao lại cho nhân viên nghỉ như vậy. Việc cho nghỉ không lương như vậy gây ảnh hưởng nhiều đến thu nhập để tôi trang trải cho cuộc sống gia đình, tôi thắc mắc rằng công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không? Liệu công ty có bị xử phạt trong trường hợp này không? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến  Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào người lao động nghỉ làm những vẫn được hưởng nguyên lương?

Trong cuộc sống, vì nhiều lý do hay trường hợp khác nhau mà bắt buộc người lao đông sẽ cần nghỉ làm trong khoảng thời gian đó để giải quyết công việc của mình. Có những trường hợp người lao động sẽ phải nghỉ làm không hưởng lương, nhưng cũng có những trường hợp khi nghỉ vẫn sẽ được hưởng nguyên lương. Vậy đó là những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, khi thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 trên đây thì người lao động có quyền nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng đủ lương trong những ngày đó.

Công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không?

Công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không?

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo đó, tiền lương mang một ý nghĩa cơ bản đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Vậy khi công ty tự ý cho nghỉ việc không trả lương sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người lao động, việc làm này có đúng với pháp luật hay không?

Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

“Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, chỉ trong trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người lao động thì người lao động mới không được trả lương. Còn lại nếu do lỗi của người sử dụng lao động hay sự cố về điện, nước, thiên tai,…thì công ty vẫn phải trả lương cho người lao động theo thỏa thuận.

Ngay cả trường hợp do lỗi của người lao động thì chỉ người lao động gây ra lỗi đó mới không được trả lương còn những người lao động khác vẫn sẽ được trả lương theo thỏa thuận.

Do đó, trong trường hợp này, việc công ty bạn tự ý cho nhân viên nghỉ không lương là không đúng với quy định pháp luật.

Tự ý cho người lao động nghỉ không lương công ty sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tiền lương chính là số tiền mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó, bên cạnh đó người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp Bảo hiểm xá hội, tiền thưởng, tiền ăn ca… Vậy hiệ nay khi tự ý cho nghỉ việc mà không trả lương, các công ty sẽ bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau:

“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, nếu công ty tự ý cho người lao động nghỉ không lương thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 – 100 triệu đồng (đối với tổ chức), mức phạt tiền cụ thể sẽ tùy thuộc vào số người lao động mà công ty đã không trả lương theo đúng quy định.

Đồng thời, theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Công ty cho nghỉ không hưởng lương có đúng quy định pháp luật hay không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về muốn làm sổ đỏ nhanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng, sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Còn theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Quy định pháp luật về hình thức trả lương cho người lao động hiện nay như thế nào?

Về hình thức trả lương: 
+ Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
+ Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Quy định về mức lương tối thiểu trả cho người lao động như thế nào?

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.