Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn là bao nhiêu?

04/05/2023
Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn
511
Views

Các vấn đề liên quan đến bồi thường hợp đồng lao động luôn là các vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm. Không phải lúc nào người lao động và người sử dụng lao động cũng tuân thủ những quy định trong hợp đồng đặc biệt là quy định về thời hạn của hợp đồng. Nhiều trường hợp một trong hai bên phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn ra sao? Để giải đáp vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn” dưới đây của luật sư 247 chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm Hợp đồng lao động

Khái niệm Hợp đồng lao động được giải thích tại Điều 13 Bộ luật lao động. Ngoài ra, Điều này cũng có quy định mới về hợp đồng lao động đáng chú ý, cụ thể như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

– Về bản chất: Hợp đồng lao động mang bản chất chung của khế ước, đó là hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên;

– Về chủ thể: Hợp đồng lao động được xác lập giữa hai bên là người lao động và người sử dụng lao động có đủ các điều kiện chủ thể theo quy định của BLLĐ;

– Về nội dung: Hợp đồng lao động ghi nhận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy, về nội dung – Điều luật nhấn mạnh đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm được biểu hiện thông qua một công việc cụ thể và việc làm này phải được trả công, trả lương (liên quan đến nội dung này, hiện đang có sự thiếu thống nhất trong quy định.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.

BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Do đó, nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

  • NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
  • NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
  • Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…

Quyền và nghĩa vụ các bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không thời hạn

– Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, cũng có nghĩa là quyền của các bên cũng chấm dứt.

– Tuy nhiên, các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay giải quyết tranh chấp thì hai bên vẫn phải thực hiện.

  • Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn
Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn

Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn

Bộ luật Lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

Đối với người sử dụng lao động:

Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Về cơ bản các khoản bồi thường này vẫn được áp dụng như BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

Trường hợp 2:  Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • ​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đối với người lao động:

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

  • Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
  • Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).

Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về phí tách thửa đất nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn có nghĩa vụ bồi thường như thế nào?

iều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
“1. Không được trợ cấp thôi việc.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn có nghĩa vụ bồi thường như thế nào?

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

Mức bồi thường trước hạn của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng không thời hạn là?

Đối với người sử dụng lao động, mức bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như sau:
Nếu người sử dụng lao động nhận lại người lao động vào làm việc và người lao động chấp thuận thì mức bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như sau:
Người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
Người sử dụng lao động còn phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.