Phần sở hữu chung của chung cư bao gồm những phần nào?
Chào Luật sư. Gia đình tôi sắp tới có dự kiến mua chung cư. Chúng tôi có tìm hiểu qua phần sở hữu riêng của chúng tôi khi mua chung cư. Tuy nhiên, chúng tôi chưa nắm được phần sở hữu chung của chung cư. Vậy phần sở hữu chung của chung cư bao gồm những phần nào? Cách thức sử dụng ra sao? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 02/2016/TT-BXD
Luật sư tư vấn
Chung cư là gì?
Chung cư (Apartment building) được hiểu là một khu nhà gồm nhiều hộ dân sinh sống bên trong những căn hộ riêng; khép kín; được thiết kế có hệ thống hạ tầng được sử dụng tập thể chung. Đây là loại hình nhà ở phổ biến tại những đô thị lớn; các thành phố lớn có kinh tế phát triển mạnh; chuyên sử dụng cho nhu cầu nhà ở của người dân, hộ gia đình, đảm bảo tiện nghi và có sự đảm bảo về an ninh; phù hợp với nhiều kiểu gia đình.
Căn hộ chung cư là xu hướng sống mới của cư dân đô thị. Các căn hộ chung cư được thiết kế tiện nghi, tiên tiến; đáp ứng mọi nhu cầu sinh sống, làm việc của hầu hết cư dân đô thị.
Phần sở hữu chung của nhà chung cư là gì?
Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.
Phần sở hữu chung của chung cư bao gồm những phần nào?
Căn cứ theo khoản 2 điều 100 Luật nhà ở 2014:
Phần sở hữu chung của chung cư bao gồm:
- Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
- Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực; trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung; cột; tường chịu lực; tường bao ngôi nhà; tường phân chia các căn hộ; sàn; mái; sân thượng; hành lang; cầu thang bộ; thang máy; đường thoát hiểm; lồng xả rác; hộp kỹ thuật; hệ thống cấp điện; cấp nước; cấp ga; hệ thống thông tin liên lạc; phát thanh; truyền hình; thoát nước; bể phốt; thu lôi cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
- Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm: sân chung; vườn hoa; công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Quy định về quản lý phần sở hữu chung của nhà chung cư
Quản lý sở hữu chung nhà chung cư
Phần diện tích và các hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ. Kèm theo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ phải có danh mục phần sở hữu chung theo quy định của Luật Nhà ở; phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng thiết kế được phê duyệt.
Quản lý vận hành đối với phần sở hữu chung
Điều khiển; duy trì hoạt động; bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy; máy bơm nước; máy phát điện; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống chữa cháy; dụng cụ chữa cháy; các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung.
Nguyên tắc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư theo Điều 32 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì:
Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo kế hoạch bảo trì do hội nghị nhà chung cư thông qua và theo quy trình bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập theo quy định của Quy chế kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.
Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ và phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập, trừ trường hợp có hư hỏng đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn gây ra;
- Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì tòa nhà và quy trình bảo trì hệ thống thiết bị đã được lập theo quy định.
Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện.
Chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì theo quy định để thực hiện bảo trì.
Có thể bạn quan tâm
- Cho thuê nhà đang thế chấp ngân hàng có hợp pháp theo quy định không?
- Thuê chung cư để làm văn phòng có vi phạm pháp luật không?
- Ban quản lý chung cư có được tự ý vào nhà dân không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Phần sở hữu chung của chung cư bao gồm những phần nào?” Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Căn hộ officetel là loại hình nhà ở kết hợp với văn phòng làm việc, Nói một cách dễ hiểu, căn hộ officetel cho phép chủ nhân sử dụng là nhà ở bên cạnh chức năng là văn phòng làm việc. Thông thường, ở giữa các căn hộ này sẽ có một không gian trống đủ để đặt để bàn ghế để làm việc. Căn hộ officetel thường được trang bị đầy đủ các tiện ích hiện đại, tiện nghi. Người dùng cơ thể dễ dàng chuyển đổi không gian sống của bạn thành nơi làm việc hiện đại chỉ trong giây lát.
Quỹ bảo trì chung cư là khoản kinh phí được sử dụng cho việc bảo trì phần sở hữu chung của một tòa nhà chung cư.
Cư dân của tòa nhà có trách nhiệm nộp phí bảo trì chung cư để cải thiện tình trạng xuống cấp sau thời gian đi vào sử dụng. Số tiền trong quỹ này sẽ được dùng để cải thiện, nâng cấp tình trạng hiện tại để giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây hại về người và của có thể xảy ra.
Nhà nước giao trong hạn mức đối với đất nông nghiệp.
Đất được thu tiền sử dụng khi Nhà nước giao.
Đất được trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất đi thuê.
Đất đã được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất.