Xin chào Luật sư, tôi hiện tại đang làm việc tại một công ty ở TP HCM, hiện tại đang chấp hành giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuy nhiên công ty của tôi vẫn yêu cầu nhân viên đi làm, nếu không chấp hành sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy trường hợp này công ty có được phép chấm dứt hợp đồng không? Và công ty yêu cầu nhân viên đi làm khi giãn cách xã hội là đúng hay sai ạ? Luật sư 247 xin được tư vấn thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Giãn cách xã hội là gì?
Giãn cách xã hội là phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm chậm sự lây lan của virus Sars-Cov-2 gây dịch Covid-19. Yêu cầu bao gồm:
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc với người khác;
- Tránh tụ tập đông người, tránh những buổi họp mặt;
- Giữ khoảng cách với những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Khi nào người sử dụng lao động được đơn phương chấp dứt lao động
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Do thiên tai; hỏa hoạn; dịch bệnh nguy hiểm; địch họa; di dời; thu hẹp sản xuất; kinh doanh buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân.
Công ty yêu cầu nhân viên đi làm khi giãn cách xã hội
Công ty được phép hoạt động theo Chỉ thị 16
Các cơ sở được tiếp tục hoạt động khi giãn cách theo Chỉ thị 16:
- Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng.
- Cơ sở sản kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng dầu; điện; nước; nhiên liệu…
- Cơ sở giáo dục; ngân hàng; kho bạc; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, như: công chứng; luật sư; đăng kiểm; đăng ký giao dịch bảo đảm…
- Chứng khoán; bưu chính; viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh; chữa bệnh; tang lễ…
Như vậy, ngoại trừ các trường hợp trên thì tất cả các cơ sở đều phải dừng hoạt động.
Nếu công ty thuộc trường hợp vẫn tiến hành hoạt động bình thường thì người lao động phải chấp hành theo hợp đồng lao động, và luôn đảm bảo phòng chống dịch trong quá trình làm việc. Nếu người lao động vẫn không chấp hành theo yêu cầu của công ty thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nếu công ty phải tạm dừng hoạt động nhưng vẫn yêu cầu nhân viên đi làm là thực hiện trái quy định của Chính phủ và phải chịu xử lý theo quy định pháp luật.
Xử lý công ty yêu cầu nhân viên đi làm khi không được phép hoạt động theo Chỉ thị 16
Nếu công ty không thuộc trường hợp được tiếp tục hoạt động sẽ phải chấp hành nghiêm theo Chỉ thị 16, tạm dừng tập trung làm việc tại công ty. Nếu công ty vẫn cố tình không chấp hành sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 40 triệu đồng theo khoản 2 điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Áp dụng các biện pháp buộc cơ sở khắc phục hậu quả
Người lao động cố tình chấp dứt hợp đồng lao động thì đây là hành vi chấp dứt hợp đồng trái pháp luật. Người lao động có thể có thể gửi đơn trực tiếp; thông qua tổ chức công đoàn khiếu nại lên lãnh đạo của công ty để yêu cầu tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng lao động. Hoặc khởi kiện ra tòa nhân dân nơi công ty đặt trụ sở chính.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
- Thủ tục đăng ký luồng xanh vận tải trong mùa dịch covid 19
Hy vọng vài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ: 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Chỉ thị 16 ban hành mục đích phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tập trung đông người. Vì vậy mới có yêu cầu dừng hoạt động tập trung tại công ty. Tuy nhiên nếu công việc có thực thực hiện tại nhà thì người lao động vẫn phải chấp hành theo yêu cầu của người sử dụng lao động
Người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.
Người lao động phải ngừng việc vì lý do không dịch bệnh nguy hiểm thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ tự thỏa thuận dựa trên cơ sở:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.