Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong cuộc ganh đua đó; các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm; thúc đẩy có hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: tuyên truyền, khuếch trương hàng hóa, dịch vụ; bán hàng có giảm giá, phát quà tặng,…Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại. Vậy xúc tiến thương mại là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về hoạt động xúc tiến thương mại không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xúc tiến thương mại là gì?
- Hiểu theo nghĩa thông thường; thương mại là hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ và tương ứng với nó. “Xúc tiến thương mại” là hoạt động xúc tiến việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
- Trong bối cảnh hội nhập, quan hệ thương mại hình thành không chỉ trong quan hệ mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm cả quan hệ đầu tư; quan hệ thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó, xúc tiến thương mại bao gồm cả xúc tiến mua bán hàng hóa; xúc tiến cung ứng dịch vụ; xúc tiến đầu tư,….
- Dưới góc độ kinh tế: xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Các hành vi này đều nhằm mục tiêu tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại; và được thực hiện bởi nhiều chủ thể.
- Xúc tiến thương mại trước hết là hoạt động của thương nhân; được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như khuyến mại; quảng cáo, hội chợ, triển lãm…để tác động đến phát triển thương mại. Các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội trợ, triển lãm,….đều có tác dụng trực tiếp kích thích nhu cầu thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ.
Đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến thương mại
Về tính chất
- Xúc tiến thương mại là một hoạt động thương mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định; xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi và thường do thương nhân thực hiện.
- Khác với các hoạt động thương mại khác; xúc tiến thương mại có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lợi khác; tạo cơ hội khuyên khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Về chủ thể
- Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân. Bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho mình để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu.
- Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại; có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này; với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo; người cho thuê phương tiện quảng cáo,…Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân; và là “cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động thương mại” chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
Về mục đích
- Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó; nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân.
- Xét về mặt lí luận, hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau; nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó lại có nhiều nét tương đồng.
- Trong mọi trường hợp; các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm,…nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại; bao gồm cả đầu tư.
Về cách thức xúc tiến thương mại
- Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành.
- Xúc tiến thương mại bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại; hoặc thuê thương nhân khác thực hiện xúc tiến thương mại cho mình; với các hoạt động cụ thể như: khuyến mại, quảng cáo, hội trợ, triển lãm thương mại, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ….
Chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại
Dưới góc độ kinh tế, có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại. Có thể chia các chủ thể này thành ba nhóm: Chính phủ; các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp.
Chính phủ
- Chính phủ tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động quản ý nhà nước; trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý; điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại;
- Ngoài ra, chính phủ còn thành lập các cơ quan thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại như: Cục xúc tiến thương mại; các cơ quan địa diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài; các trung tâm, phòng xúc tiến thương mại ở các địa phương.
- Xây dựng và tổ chức các mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội trợ triển lãm thương mại ở nước ngoài,….
Các tổ chức xúc tiến thương mại (TPOs)
- Các tổ chức xúc tiến thương mại tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: các tổ chức chình phủ; các hiệp hội doanh nghiệp; hiệp hội ngành hàng,…
- Các tổ chức này phối hợp hoạt động với cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động xúc tiến thương mại
- Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nói chung; nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh; bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Trong quan hệ thương mại quốc tế; các biện pháp xúc tiến thương mại do Nhà nước; các tổ chức phi chính phủ tiến hành có ý nghĩa hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường hàng hóa; dịch vụ và đầu tư nước ngoài; tăng cường thương mại hóa xuất khẩu của quốc gia.
Thương nhân
- Đây là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cơ hội cung ứng dịch vụ cho mình.
- Pháp luật ghi nhận quyền tự do hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân Việt Nam; thương nhân nước ngoài (thông qua chi nhánh của họ mở tại Việt Nam).
- Trong khuôn khổ của pháp luật thương mại; thương nhân là chủ thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại; bao gồm hai loại. Đó là thương nhân kinh doanh các ngành, lĩnh vực khác nhau tự hoạt động xúc tiến thương mại cho mình; và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định của pháp luật về hành vi khuyến mại hàng hóa hết hạn
- Khuyến mãi lên đến 80% có đúng với pháp luật?
- Có được quảng cáo so sánh với các sản phẩm khác?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Xúc tiến thương mại là gì”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật thương mại năm 2005; Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại năm 2005; Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
Theo quy định tại Điều 104 Luật thương mại năm 2005; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác.