Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?

27/03/2023
Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?
456
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Trần Tuấn, vợ tôi vừa rồi có nhập một lô hàng bao gồm các quần áo túi xách về bán tại nhà. Lô hàng này vợ tôi được một người quen giới thiệu cho là hàng xịn của nhiều thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên tuần trước lực lượng chức năng có đến kiểm tra thì phát hiện đống đồ này là hàng giả, đã được làm giả xuất xứ để nhập bán tại thị trường trong nước. Vợ tôi vô cùng lo lắng liệu mình có bị xử phạt hay không và nếu có sẽ chịu xử phạt ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 17/2022/NĐ-CP
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 31/2018/NĐ-CP

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:

“1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Như vậy, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hóa khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa đó.

– Là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa đó trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất.

Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và điểm a, b khoản 8 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022, quy định về mức xử phạt hành vi sản xuất hàng giả, bao bì hàng hóa cụ thể như sau:

– Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:

+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

+ Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

+ Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

* Lưu ý: Mức phạt tiền quy định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa bao bì hàng hóa sẽ chịu mức xử phạt ra sao?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022, quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. cụ thể:

– Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;

+ Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;

+Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

* Lưu ý: Mức phạt tiền quy định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ hàng hóa như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về đăng ký cấp lại giấy khai sinh online,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trong quy tắc xuất xứ hàng hóa thì khi nào hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Cộng gộp
1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Như vậy, có thể thấy rằng trong quy tắc xuất xứ hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

 Xác định xuất xứ hàng hóa để làm gì?

– Xác định được nơi xuất xứ của hàng hóa giúp doanh nghiệp được áp dụng các chính sách thương mại về chống bán phá giá trên một lãnh thổ hay một đất nước cụ thể nào đó.
– Xác định hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế hay không: Thuế quan nhập khẩu sẽ được tính theo nguồn gốc của hàng hóa. Từ vận dụng mức thuế đến thuế hải quan đều liên quan đến xuất xứ. Việc xác định xuất xứ hàng hóa có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu để hưởng các ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại.
– Giúp thống kê thương mại của một quốc gia hàng năm dễ dàng hơn. Đồng thời là chỉ tiêu quan trọng trong hình thức đánh giá chất lượng và hình thức để xác định các ưu đãi dành riêng của các quốc gia.
– Dùng để thực hiện các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và mua sắm công của quốc gia

Hàng hóa không thay đổi xuất xứ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
1. Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây:
a) Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.
b) Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu.
c) Các công đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.

Theo đó, có thể thấy rằng hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa.
Như vậy, hàng hóa không thay đổi xuất xứ là khi giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa. Trừ một vài trường hợp khác tại quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.