Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Gian lận thuế không còn là một hành vi xa lạ và quá mới mẻ trong xã hội hiện nay; bởi lẽ hàng năm ngân sách nhà nước bị thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do các hành vi gian lận thuế của một số doanh nghiệp. Hành vi này đã gây ra những hậu quả rất lớn cho nền kinh tế của đất nước cũng như tạo khó khăn trong việc quản lý thuế của nhà nước. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lí
Trốn thuế là gì ?
Trốn thuế là (Hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể); không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước.
Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép; để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế; ví dụ như bán hàng mà không xuất hoá đơn để giảm doanh thu; hay tạo ra những thông tin không có thật như mua hoá đơn để tăng chi phí nhằm khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,…
Gian lận thuế là gì ?
Gian lận thuế là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn thành; hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước.
Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế; gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn; số tiền thuế gian lận, như sau:
- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu; không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 129; hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày; kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật Quản lý thuế; hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế; trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 129.
b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp; hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
c) Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp; hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
d) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng; giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế.
đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp; hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.
e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đã bán; và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế; xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng; khai thuế với cơ quan thuế.
h) Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp; hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
i) Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp; hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
k) Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp; trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.
l) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận; đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp; Vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế; khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai; mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế; khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai; mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế; khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên; hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
- Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này; còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn; gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước; nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận.
Số tiền thuế trốn, gian lận; là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản; kết luận kiểm tra, thanh tra.
- Các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp; hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm; thì chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 129.
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Thái Nguyên
- Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định?
- Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp tại Nam Định
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thuế xuất, nhập khẩu quy định đối tượng không chịu thuế “hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chi sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.
Cơ cở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.