Chào Luật sư, trước đây do gia đình có công việc cần đến một khoản tiền lớn; nên gia đình tôi có vay của bà A số tiền là 300 triệu đồng; thời hạn trả do hai bên thỏa thuận là 01 năm. Tôi có thế chấp cho bà A giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thế chấp này được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng Gia Hiếu. Tuy nhiên, khi thời hạn thế chấp mới được 01 năm; bà A lấy lý do cần tiền gấp để đầu tư kinh doanh nên đã xử lý tài sản mà tôi đem ra thế chấp. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp bà A xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của tôi; trong khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì có vi phạm pháp luật không? Và vấn đề xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật được đặt ra khi nào? Mong luật sư giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Thế chấp là một trong 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ (Điều 292 BLDS năm 2015); có mục đích đảm bảo cho giao dịch dân sự chính thực hiện đúng theo cam kết; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
- Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2017 thì Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Xử lý tài sản thế chấp là quá trình bên nhận thế chấp thực thi quyền của mình; thông qua việc thiến hành các phương thức; thủ tục định đoạt quyền sở hữu tài sản thế chấp; và số tiền thu được sẽ được thanh toán cho các nghĩa vụ mà tài sản thế chấp đã bảo đảm theo thứ tự xác định.
Đặc điểm pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản
- Biện pháp thế chấp phát sinh trên nhu cầu bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ. Biện pháp thế chấp không tồn tại độc lập mà phụ thuộc; gắn liền với nghĩa vụ chính mà nó bảo đảm.
- Thế chấp là biện pháp bảo đảm mang tính bảo đảm đối vật. Điều này thể hiện ở việc bên nhận thế chấp có quyền chi phối tài sản thế chấp; chi phối trong thời gian thực hiện nghĩa vụ; có quyền xử lý tài sản đó để khấu trừ nghĩa vụ khi có hành vi vi phạm xảy ra.
- Không có sự chuyển giao tài sản thế chấp. Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận thế chấp. Tính chất bảo đảm được xác định bằng việc bên thế chấp phải giao cho bên nhận thế chấp những giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp. Đó có thể là giấy đăng ký quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ thừa kế nhà đất,…
- Một tài sản thế chấp bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nhiều loại giao dịch thế chấp là đối tượng bắt buộc của đăng ký giao dịch bảo đảm. Các loại giao dịch buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp
- Xử lý tài sản thế chấp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều chủ thể có liên quan; do đó, quá trình này phải được đảm bảo bằng những nguyên tắc sau
- Thứ nhất, tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ thế chấp. Đây là nguyên tắc cơ bản, cốt lõi của pháp luật dân sự nói chung; và quá trình xử lý tài sản thế chấp nói riêng. Các bên có thể tự do; tự nguyện thỏa thuận về các nội dung xử lý tài sản.
- Thứ hai, xử lý tài sản thế chấp phải được thực hiện công khai, minh bạch; tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật. Việc xác lập, thực hiện; chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích công cộng; quyền và lợi ích của người khác.
- Thứ ba, xử lý tài sản thế chấp nhằm bảo đảm cho lợi ích hợp pháp của các chủ thể có quyền đối với tài sản đó dựa trên nguyên tắc “ai công bố quyền trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước”.
Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp
Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 299 BLDS năm 2015 gồm
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nghĩa vụ bảo đảm là các nghĩa vụ liên quan đến vay nợ, thanh toán; bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ lãi, tiền bồi thường thiệt hại và các chi phí khác nếu các bên không có thỏa thuận khác. Khi có sự vi phạm bất kì phân kì trả nợ nào; bên cho vay có thể thực hiện ngay việc xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mình.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận; hoặc theo quy định của luật. Khi những thỏa thuận này bị vi phạm, bên có quyền có thể thực hiện ngay việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nghĩa vụ được bảo đảm. Bên có nghĩa vụ theo quy định của điều luật này phải hiểu theo hướng bao gồm cả bên nhận thế chấp.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật; không được trái đạo đức xã hội; không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba.
Hậu quả pháp lý của việc xử lý tài sản thế chấp
- Có thể thấy rằng,kết quả của quá trình xủ lý tài sản thế chấp là việc tài sản thế chấp được quy đổi ra thành tiền để bù đắp những tổn thất vật chất của bên nhận thế hấp; do nghĩa vụ được bảo đảm đã bị vi phạm.
- Trên cơ sở quyền thế chấp phát sinh từ quan hệ trái quyền là hợp đồng thế chấp; bên nhận thế chấp tiến hành định đoạt quyền sở hữu tài sản. Cụ thể là chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp sang cho chủ thể đã thanh toán tiền và thu hồi số tiền được thanh toán.
- Do đó, xử ý tài sản thế chấp làm chấm dứt quyền sở hữu của bên thế chấp đối với tài sản đó. Mà quyền sở hữu của bên thế chấp; khi vật quyền mất đi, trái quyền cũng theo đó mà chấm dứt; qua dó, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
Có thể bạn quan tâm
- Có được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?
- Thế chấp bất động sản cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Dịch vụ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất năm 2021
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 335 BLDS năm 2015 thì Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 300 BLDS năm 2015 thì Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Theo quy định tại Điều 292 BLDS năm 2015, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản. Theo quy định tại Điều luật này, có thể thấy, ký quỹ là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.