Xử lý như thế nào YouTuber tát nam thanh niên vì nói xấu Phi Nhung

09/10/2021
Xử lý như thế nào YouTuber tát nam thanh niên vì nói xấu Phi Nhung
479
Views

Sự việc nam thanh niên bị một nhóm YouTuber “giang hồ” tìm đến tận nhà hành hung vì có clip đăng tải nói quan điểm về ca sĩ Phi Nhung đang gây phẫn nộ cho cộng đồng. Liệu trong sự việc này có dấu hiệu của tội làm nhục người khác không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Làm nhục người khác là gì?

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình

Cấu thành tội làm nhục người khác

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141; 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251; 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Như vậy theo quy định trên, đối với tội làm nhục người khác; cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm.

Mặt khách thể

Khách thể của tội làm nhục người khác là danh dự; nhân phẩm của con người được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội này là nhân phẩm, danh dự của người khác.

Mặt khách quan

a) Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là hành vi được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động (dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng xã hội,…) nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi bới,… Người thực hiện hành vi làm nhục người khác với mong muốn cho người bị hại cảm thấy bị nhục nhã. Việc cảm thấy nhục nhã có thể bị tác động bởi nhiều cách thức khác nhau như bản thân người bị hại tự cảm thấy nhục hoặc vì sự đánh giá của xã hội.

Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo; vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình; nhưng tất cả các hành vi; thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi đó lại cấu thành một tội riêng thì tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi này là được thực hiện một cách công khai và trước nhiều người.

b) Hậu quả

Đối với tội làm nhục người khác; hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành nên tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác. Tuy nhiên trong thực tế, việc xác định như thế nào là xúc phạm nghiêm trọng danh dự; nhân phẩm của người khác lại là một vấn đề phức tạp; bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhận thức và cảm nhận của mỗi người. Có thể đối với cùng một hành vi nhưng có người thấy bình thường, có người lại cảm thấy bị làm nhục.

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào ý thức; nhận thức của người phạm tội và người bị hại thì chưa đủ để xác định hành vi đó có phạm tội hay không mà còn cần kết hợp với một số yếu tố khác như trình độ nhận thức; phong tục tập quán, địa vị xã hội, dư luận xã hội,… Trong đó dư luận xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người đó.

Mặt chủ quan

Người phạm tội khi thực hiện hành vi làm nhục người khác nhằm xúc phạm đến danh dự; nhân phẩm của người bị hại. Tội làm nhục người khác được thực hiện do cố ý, nghĩa là người phạm tội ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Động cơ của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có thể là để trả thù chính người bị hại hoặc người thân của họ; để thỏa mãn thú vui,… Do đó, tội làm nhục người khác không có trường hợp do vô ý.

Làm nhục người khác bị xử lý như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính:

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính; bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực; nếu đủ cơ sở chứng minh; tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác;”

Như vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..”

Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ; cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác; người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo; vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế; đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể; người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là gì?

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Danh dự, nhân phẩm là gì?

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thế nào là hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác?

Là hành vi đưa những thông tin sai sự thật lên mạng xã hội; mà không xác minh tính đúng đắn của những thông tin đó; gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của người bị dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận