Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?

04/11/2022
Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?
405
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Thùy Trang, hiện tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp địa phương. Tôi được giao cho nhiệm vụ cấp mã đơn vị Bảo hiểm xã hội để xử lý một số giấy tờ có liên quan. Tuy nhiên tôi thật sự không rõ làm việc này như nào và với tính chất công việc khó đi lại thì liệu có thể xin cấp mã đơn vị BHXH qua trang mạng online được không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Mã đơn vị là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có giải thích rõ ràng về mã đơn vị là mã số đơn vị doanh nghiệp. Ở mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất và nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời nó dùng làm mã số thuế, mã số đơn vị tham gia BHXH. Bên cạnh đó thì tại Điều 5, Nghị định 122/2020/NĐ-CP cũng có một số doanh nghiệp dùng mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện để dụng làm mã số đơn vị tham gia BHXH.

Các doanh nghiệp thuê mướn lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm cần xem ngay bài viết kê khai bảo hiểm cho người nước ngoài.

Quy định về thời gian nộp hồ sơ cấp mã đơn vị BHXH như thế nào?

Thủ tục cấp mã đơn vị BHXH hay thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Pháp luật. Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng các đơn vị phải nộp hồ sơ để được cấp mã đơn vị BHXH. Sau khi được cấp mã BHXH đơn vị mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH.

Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?
Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?

Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?

Sau khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu và được cơ quan BHXH thông qua đơn vị sẽ được cấp mã đơn vị BHXH. Như vậy, thủ tục cấp mã đơn vị BHXH chính là thủ tục để đăng ký tham gia BHXH lần đầu của đơn vị đó.

Hiện nay, để giảm bớt các hồ sơ thủ tục rườm rà nên Cơ quan BHXH đã có thêm cách đăng ký mã đơn vị BHXH qua mạng. Thủ tục đăng ký mã đơn vị sẽ được thực hiện thông qua trang web Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN thông qua phần mềm eBH. Với cách làm này các đơn vị sẽ có rất nhiều lợi ích như:

Thực hiện xin cấp mã đơn vị BHXH nhanh chóng đơn giản.

Không cần lên gặp trực tiếp cơ quan BHXH, không cần chuẩn bị hồ sơ giấy, giảm đi các thủ tục hành chính rườm rà.

Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí làm thủ tục.

Hạn chế tối đa việc bị phạt do tham gia muộn.

Nhận kết quả phản hồi nhanh, chỉ mất 3-5 ngày sau nộp hồ sơ điện tử trên phần mềm đơn vị đã có mã BHXH.

Việc đăng ký thông qua hình thức trực tuyến sẽ được kết quả trong vòng từ 03 đến 05 ngày kể từ khi hoàn thành hồ sơ điện tử. Kết quả cũng sẽ được trả về qua mail của người đăng ký thông tin.

Sau khi có mã đơn vị, doanh nghiệp cần đăng ký BHXH lần đầu.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Căn cứ vào Điều 97, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 23, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/ 4/2017 quy định về hồ sơ tham gia BHXH lần đầu của đơn vị gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Lưu ý: 

Các mẫu giấy tờ trên được ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH. 

Thành phần hồ sơ nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

Phân biệt mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

– Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội bằng cụm từ “Mã số:”

VD: bìa và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, theo mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới sẽ thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội bằng cụm từ “Mã số:”. Về bản chất thì Số sổ bảo hiểm xã hội và Mã số bảo hiểm xã hội là như nhau. Mã số bảo hiểm xã hội này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.

Nguyên tắc cấp Mã số bảo hiểm xã hội là:

Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số

Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình

Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.

Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó có 02 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là:

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội cần xác định rằng Mã số bảo hiểm xã hội và Số sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa tương đương nhau và nó đều được coi là mã số định danh của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Xin cấp mã đơn vị BHXH qua mạng như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: đăng ký làm lại giấy khai sinh như thế nào, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại không? 

Tại khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.

Theo quy định thì các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Tại Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Đối với BHXH bắt buộc thì được đóng theo những phương thức nào?

Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
– Đóng hằng tháng.
– Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.