Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?

22/12/2021
Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền
1438
Views

Chào luật sư, gần nhà tôi có một công trình xây dựng đang xây. Ngày nào cũng có một lượng nước thải lớn chảy lênh láng khắp mặt đường; gây bất tiện cho phương tiện giao thông đi lại; và ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Luật sư cho tôi hỏi Xả nước như vậy có bị phạt không? Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền? Mong nhận được tư vấn của luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Hiện nay, nước ta đang là nước đang phát triển mạnh mẽ; các công trình được xây dựng rất nhiều. Đồng với đó cũng là các vấn đề về chất thải ra từ các công trình xây dựng. Hành vi xả nước thải ra đường như vậy là hành vi vi phạm pháp luật; hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

  • Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
  • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
  • Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

– Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính

– Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền

Khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này;

b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

đ) Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép; trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;

e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất; gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

g) Chiếm dụng lòng đường đô thị; hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

i) Chiếm dụng phần đường xe chạy; hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm; còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện; vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo; các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu; đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Cách thức nộp phạt khi vi phạm khi vi phạm giao thông

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt; Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn; thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt; để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, theo quy định tại điểm g khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/NĐ-CP; hành vi xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố bị có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức .

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề ”Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ số điện thoại 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xây nhà lấn chiếm đất vỉa hè ven đường bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, ngoài ra các gia đình đó phải phá dỡ bỏ công trình đó đi theo yêu cầu.

Hành vi lấn đất là gì?

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới; hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ bị phạt bao nhiêu?

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ; (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất; trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) bị phạt:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên; xe mô tô ba bánh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.