Vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì? Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ?

27/07/2022
Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ? Lỗi vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì?
877
Views

Trong quá trình tham gia giao thông, nhiều trường hợp chủ phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Vi phạm quy định này dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Do đó, mức xử phạt đối với lỗi vi phạm vượt đèn đỏ ngày càng được tăng cao. Vậy bạn đọc thắc mắc rằng vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì? Các mức xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 123/2021 NĐ-CP

Hệ thống báo hiệu được quy định như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 10 và Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

…”

Do đó, người tham gia giao thông khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì phải dừng xe lại. Nếu vi phạm thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính về lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Mức xử phạt với hành vi vượt đèn đỏ.

– Đối với xe ô tô:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô như sau:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Bên cạnh đó, ở lỗi vi phạm này sẽ bị xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm b và c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

 Lỗi vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì?
Lỗi vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì?

+ Trong trường hợp vượt đèn dỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

– Đối với xe máy:

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự như sau:

“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

Hình phạt bổ sung đối với xe máy:

+ Người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Trong trường hợp vượt đèn dỏ mà gây ra tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì theo quy định

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

(i) Làm chết người; 

(ii) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

(iii) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

(iv) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 

(i) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 

(ii) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 

(iii) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

(iv) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 

(v) Làm chết 02 người;

(vi) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: 

(vii) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

(i) Làm chết 03 người trở lên;

(ii) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

(iii) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định trên, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến mười lăm năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ? Lỗi vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Tra cứu mã số thuế cá nhân, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào vượt đèn đỏ mà không bị phạt?

Vượt đèn đỏ mà không bị phạt trong các trường hợp như: theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng, vượt đèn đỏ do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, xe cứu thương trong thời gian cấp cứu…

Cảnh sát cơ động có thẩm quyền phạt vượt đèn đỏ không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;”
Theo quy định nêu trên thì Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. 

Trường hợp nào xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản?

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản được áp dụng đối với các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.