Buôn lậu 2,7 triệu lít xăng giả, tội nào cho giám đốc công ty TNHH Hà Lộc

23/10/2021
Vụ 2,7 triệu lít xăng giả, tội nào cho giám đốc công ty TNHH Hà Lộc
758
Views

Công ty Hà Lộc được xem là một trong những doanh nghiệp có quy mô rất lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu với hàng chục cửa hàng xăng dầu, cảng biển. Doanh nghiệp này cũng nhập khẩu, phân phối xăng dầu đi nhiều tỉnh thành khác. Tối 21-10, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai cho hay đã ra thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng bà Mai Thị Dần (giám đốc Công ty TNHH Hà Lộc) để điều tra. Đây là một vụ án buôn lậu với quy mô lớn chưa từng có; hành vi của bà Dần sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Buôn lậu là gì?

Với hành vi của bà Dần nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi buôn lậu hàng hóa phạm vào tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự, vậy buôn lậu là gì?

Theo Từ Điển Tiếng Việt “buôn” được hiểu là việc mua đi bán lại một loại hàng hóa nào đó nhằm kiếm lợi nhuận. “Lậu” chỉ sự không chính đáng, lén lút, trái pháp luật. “Buôn lậu” là buôn bán hàng hóa trốn thuế hoặc hàng quốc cấm. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa thông thường chúng ta nhận thấy Ià buôn lậu chỉ đơn giản là hành vi buôn bán những mặt hàng cấm hoặc những hàng hóa trốn đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ; kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử; văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.

Hành vi của bà Dần có thỏa mãn cấu thành tội buôn lậu không?

Mặt khách quan

Có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Thuốc lá lậu, bánh trung thu lậu Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất; nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan

Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trôn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng; tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu là đưa hàng; tiền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không nhất thiết tính từ thời điểm qua biên giới Việt Nam.

Hành vi của bà Dần đó là buôn bán xăng giả, kém chất lượng ra thị trường; tổng cộng là 2,7 triệu lít xăng đã được tuôn ra thị trường.

Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý; đá quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

Trường hợp dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau: vận chuyển trái phép hàng hoá; tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buốn bán hàng giả là lương thực; thực phẩm, thuốc chữa bệnh; thuốc phòng bệnh, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi; phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giông cây trồng, kinh doanh trái phép; đầu cơ; trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều của Bộ luật Hình sự.

Đối với hàng cấm thì phải có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và một trong các hành vi quy định tại các điều trên hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các điều như nêu cụ thể ở trên.

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

Hành vi của bà Dần hoàn toàn xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về nhập khẩu; đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Bà Dần cùng đồng bọn thực hiện hoàn toàn là lỗi cố ý

Chủ thể

Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Bà Dần có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự tối với tội này.

Hành vi của bà Dần sẽ bị xử lý như thế nào?

Hình phạt cho hành vi buôn lậu cụ thể như sau:

  • Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Khung 2 (khoản 2): Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…
  • Khung 3 (khoản 3): Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi: Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Khung 4 (khoản 4): Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên

Với hành vi của bà Dần được phân tích ở trên, hình phạt có thể áp dụng cho bà có thể lên đến 20 năm tù với số tài sản mà bà đã thu lợi bất chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dung một số hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Hàng xách tay có phải hàng nhập lậu?

Pháp luật hiện hành không có quy định về hàng xách tay. Khái niệm này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do những người đi du lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không… xách về sau những chuyến du lịch, chuyến bay của tiếp viên.

Mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu khi cá nhân thực hiện là gì ?

Mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu quy định với cá nhân là phạt tù từ 12 – 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời