Xin chào Luật sư: Tôi là Đỗ Văn Thịnh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sở hữu nhà ở; phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Luật sư giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư tại Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
- Luật nhà ở 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
Nội dung tư vấn
Nhà ở để phục vụ tái định cư là gì?
Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình; cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích để phục vụ tái định cư
Căn cứ vào Điều 39 Luật nhà ở 2014; thì tiêu chuẩn tái định cư có sự khác nhau giữa nông thôn và đô thị cụ thể:
Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình; kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
- Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín; bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư; chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án.
- Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Luật nhà ở 2014; và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với khu vực nông thôn:
- Nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế; xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này; và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nguồn vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Vốn sử dụng cho việc phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư có thể gồm các nguồn sau đây:
– Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư; hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
– Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở.
– Vốn từ Quỹ phát triển đất.
– Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
– Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Huy động vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
Việc huy động vốn có thể thông qua các hình thức sau:
– Huy động vốn thông qua hợp đồng góp vốn; hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết. Trong trường hợp này các bên phải:
+ Ký kết hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Bên tham gia góp vốn theo các hợp đồng này chỉ được phân chia lợi nhuận trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng. Lợi nhuận được chia bằng tiền hoặc cổ phiếu. Trừ trường hợp phá dỡ nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư.
– Huy động vốn thông qua vay vốn Nhà nước:
Trường hợp này được thực hiện theo pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
– Huy động vốn từ nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
Việc huy động vốn trong trường hợp này sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
– Huy động vốn từ việc trích Quỹ phát triển đất:
Trường hợp này do UBND cấp tỉnh quyết định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư là gì?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vu lòng liên hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Trước hết phải hiểu rõ khái niệm nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là gì bởi 2 hình thức này không phải là một. Theo quy định tại khoản 6,7 điều 3 Luật nhà ở 2014; thì bạn có thể phân biệt được 2 hình thức nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư như sau :
” 6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”
a) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
c) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.