Xin chào Luật sư 247. Vợ chồng tôi đã kết hôn được năm, vợ tôi đã có 2 con riêng nhưng chúng tôi vẫn chưa có người con chung nào. Tôi có thắc mắc rằng pháp luật có cho phép vợ chồng có con riêng thì có được nhờ mang thai hộ không? Gia đình nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ như thế nào? Khi có tranh chấp liên quan đến việc mang thai hộ thì giải quyết ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Vợ chồng có con riêng thì có được nhờ mang thai hộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, một trong những điều kiện để nhờ mang thai hộ là hai vợ chồng đang không có con chung. Mà căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ cho con như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Theo đó, con chung được xác định là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Như vậy, theo quy định như trên, mặc dù vợ bạn đã có con riêng nhưung hai vợ chồng chưa có con chung thì có thể được nhờ mang thai hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện kể trên.
Gia đình nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
– Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
– Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
– Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
Khi có tranh chấp liên quan đến việc mang thai hộ thì sẽ giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện như sau:
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ.
2. Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự.
Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc mang thai hộ thì tòa án sẽ là cơ quan giải quyết vấn đề này.
Mời bạn xem thêm
- Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?
- Nhờ người mang thai hộ là như thế nào?
- Người mang thai hộ được phép nghỉ khám thai mấy lần?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Vợ chồng có con riêng thì có được nhờ mang thai hộ không?”. Nếu quý khách có những thắc mắc liên quan đến hóa đơn điện tử và muốn tham khảo quyết định phát hành hóa đơn điện tử, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ.
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, mang thai giúp cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con kể cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Theo Điều 95 Luật hôn nhân gia đình quy định:
Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
Trong đó:
“Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”
Vì vậy bạn không thể mang thai hộ bạn thân của bạn được vì không phải là người thân thích.