Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?

14/06/2022
Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?
555
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; có 02 loại giấy tờ quan trọng mà họ cần phải biết; một là visa; và hai là thẻ tạm trú. Tuỳ vào nhu cầu lưu trú tại Việt Nam mà người nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục xin cấp một trong hai loại giấy tờ trên.

Để giải đáp cho câu hỏi visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sđ bs 2019

Visa là gì?

Visa hay còn có tên gọi chính xác là thị thực. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì:

11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Như vậy, visa hay thị thực là bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh vào một quốc gia khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục xin visa tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

– Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:
          a) 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
          b) 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
          c) 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng
          2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: 
          + Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
          + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. 

Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).  

Bước 3: Nhận kết quả:
– Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận. 
– Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật). 

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Thành phần số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú  (mẫu NA5).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  cấp thị thực cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.

Lệ phí:

+ Cấp thị thực có giá trị một lần: 45 USD

+ Cấp thị thực có giá trị nhiều: Có giá trị dưới 01 tháng: 65 USD Có giá trị dưới 06 tháng: 95 USD Có giá trị từ 06 tháng trở lên: 135 USD

+ Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết giá trị sử dụng sang hộ chiếu mới: 15 USD

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (mẫu NA5). 

Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

– Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.

– Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng nhận tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”. 

– Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).

Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?
Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?

Thẻ tạm trú là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì:

13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Như vậy thông qua tấm thẻ tạm trú người nước ngoài sẽ được phép cư trú ở Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Thủ tục làm thẻ tạm trú tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:

a) 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

b) 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.

c) 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Thời gian nộp hồ sơ:

– Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).  

Bước 3: Nhận kết quả:

– Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết).

– Thời gian trả kết quả:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật). 

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8)

c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: giấy phép lao động, giấy xác nhận là Trưởng Văn phòng đại diện, thành viên Hội đồng quản trị hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú;

đ) 02 ảnh cỡ 3×4 cm (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh rời);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

– Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ tạm trú.

– Lệ phí (nếu có):

+ Thẻ tạm trú có giá trị 01 năm: 80 USD/1 thẻ

+ Thẻ tạm trú có giá trị trên 01 năm đến 2 năm: 100 USD/thẻ.

+ Thẻ tạm trú có giá trị trên 2 năm đến 3 năm: 120 USD/thẻ.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

+ Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);

+ Bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA8);

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

– Cơ quan, tổ chức khi đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài cần phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

a) Giấy phép hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức (có công chứng);

b) Văn bản đăng ký hoạt động của tổ chức (có công chứng) do cơ quan có thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

c) Văn bản giới thiệu, con dấu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; 

Việc nộp hồ sơ trên chỉ thực hiện một lần. Khi có thay đổi nội dung trong hồ sơ thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.

– Người nước ngoài nhập cảnh có mục đích hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, và không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh” quy định tại; thì được xem xét cấp thẻ tạm trú có giá trị từ 1 năm đến 3 năm. Trong những trường hợp sau đây thì không cấp thẻ tạm trú:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;

b) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;

c) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?

Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào? mời bạng xem bảng so sánh dưới đây:

Giống nhau– Cả visa và thẻ tạm trú đều do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài. Người nước ngoài đủ điều kiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại Việt Nam đều được cấp một trong hai giấy tờ này.
– Visa và thẻ tạm trú đều có thời hạn nhất định. Khi hết hạn, người nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn.  
Khác nhauVisaThẻ tạm trú
– Visa có thời hạn hiệu lực với thời gian không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn visa phải làm thủ tục xin gia hạn, hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.  – Thẻ tạm trú có thời hạn hiệu lực dài hơn visa; thời hạn của thẻ tạm trú tối đa không quá 5 năm.  
– Người sở hữu visa được phép nhập cảnh/ xuất cảnh một lần hay nhiều lần do sự lựa chọn của người đó khi làm thủ tục cấp/gia hạn visa. – Lệ phí Nhà nước của visa một lần/nhiều lần cũng khác nhau.  – Người sở hữu thẻ tạm trú được phép nhập cảnh/xuất cảnh nhiều lần.  
– Đối tượng được cấp Visa: Người nước ngoài nào có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam có đầy đủ giấy tờ theo quy định đều được xem xét cấp visa với thời gian tùy theo mục đích và sự xét duyệt.  – Đối tượng được cấp thẻ tạm trú:       
+ Người lao động được cấp phép lao động; Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam được cấp thẻ tạm trú có thời hạn.      
+ Trưởng văn phòng đại diện; dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Người đứng đầu văn phòng đại diện; chi nhánh được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT được cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm.      
+ Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự.      
+ Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị. trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.      
+ Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội; nhà đầu tư nước ngoài; luật sư nước ngoài.  

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; mẫu trích lục khai tử bản chính; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hủy thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất?

Các bước thực hiện thủ tục hủy thẻ tạm trú cho người nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người lao động, trong đó quan trọng nhất là thẻ tạm trú người lao động (bản gốc)
Bước 2: Công ty liên hệ với cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam để làm thủ tục thu hồi thẻ tạm trú. Bên cạnh đó, công ty còn phải gửi công văn đề nghị xuất cảnh người lao động nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khi đã chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời hạn của thẻ tạm trú là bao lâu?

Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

Hãy kể tên một số nước được Việt Nam miễn visa?

Hiện nay, theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, các nước đơn phương miễn visa cho công dân Việt Nam, gồm:
– Đài Loan miễn visa cho công dân Việt Nam; nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
– Ru-ma-ni miễn visa cho công dân Việt Nam; nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
– Pa-na-ma áp dụng miễn visa cho công dân Việt Nam.
– Anh miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.
– Belarus miễn visa 05 ngày cho công dân Việt Nam; nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
– Hồng Công miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ..

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.