Viên chức có phải biên chế không?

30/11/2023
Viên chức có phải biên chế không?
402
Views

Như chúng ta đã biết, biên chế là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thời gian dài không xác định thời hạn. Khi làm việc trong biên chế thì cá nhân sẽ được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định pháp luật. Hiện nay, cán bộ, công chức thì có biên chế vậy viên chức có biên chế không? Viên chức có phải biên chế không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cán bộ, công chức 2008;
  • Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;
  • Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Khi nào được gọi là vào biên chế?

Theo quy định pháp luật, những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì được vào biên chế. Cán bộ, công chức thì có biên chế tuy nhiên viên chức có biên chế hay không. Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào khẳng định viên chức vào biên chế.

Trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Như vậy có thể hiểu vào biên chế là số lượng cán bộ, công chức, người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Có thể nói miễn là thuộc số lượng người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được giao thì đều được xem là vào biên chế.

Viên chức có phải biên chế không?

Như đã đề cập ở trên, chưa có quy định pháp luật nào khẳng định viên chức vào biên chế mà chỉ có cán bộ, công chức mới vào biên chế. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng viên chức có vào biên chế vì có căn cứ sau đây:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Còn đối với viên chức hiện không có đề cập về biên chế. Tuy nhiên căn cứ theo Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP nêu trên có thể hiểu viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng được coi là vào biên chế.

Viên chức có phải biên chế không?
Viên chức có phải biên chế không?

Viên chức có được hưởng biên chế suốt đời hay không?

Biên chế suốt đời hay còn được gọi là ký hợp đồng không xác định thời hạn. Viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn thì được gọi là vào biên chế suốt đời. Hiện nay, pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức, viên chức quy định chỉ một số trường hợp viên chức được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Hiện nay cũng không có quy định cụ thể nào về biên chế suốt đời, nhưng từ cách hiểu về biên chế, có thể hiểu rằng biên chế suốt đời là số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật giao kết hợp đồng làm việc viên chức không xác định thời hạn.

Nhiều người vẫn cho rằng việc vào biên chế sẽ được hưởng chế độ “biên chế suốt đời” có được công việc ổn định, không lo bị cắt giảm.

Theo đó, đối tượng bị tinh giản biên chế là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
  • Dội dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
  • Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Có 02 năm liên tiếp liên kế tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp;

Trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghĩ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật;

Trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ quan BHXH chỉ trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

  • Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cả nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Như vậy, so với quy định hiện hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm các trường hợp tinh giản biên chế sau:

  • Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện tinh giản biên chế được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Đồng thời theo Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:

Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy chỉ áp dụng hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức thuộc 3 trường hợp tại khoản 2 Điều 25 nêu trên, những viên chức này sẽ còn được hưởng chế độ “biên chế suốt đời”. Còn đối với viên chức khác sẽ không được áp dụng “biên chế suốt đời”.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Viên chức có phải biên chế không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý như là trích lục khai sinh bản gốc vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Biên chế suốt đời là gì?

Biên chế suốt đời là cách gọi dân dã, thân thuộc từ trước đến nay để chỉ những vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.
Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn.
Như vậy, có nghĩa từ ngày 01/7/2020 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn (tức là không còn được hưởng biên chế suốt đời).
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. (Điều 25 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Trường hợp được hưởng biên chế suốt đời là gì?

Tuy vậy, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời.
Cụ thể, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức biên chế suốt đời) được áp dụng với 03 trường hợp sau:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời.

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc là gì?

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc quy định tại Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
**Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
– Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
– Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
– Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
– Chế độ tập sự (nếu có);
– Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
– Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
**Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
**Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.