Pháp luật đất đai quy định những trường hợp không được mua, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Một trong các quy định đó chính giáo viên không được mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa. Vậy Vì sao giáo viên không được mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa? Có trường hợp ngoại lệ nào không? Dựa vào căn cứ nào? Điều này có đảm bảo quyền lợi cho họ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giáo viên là ai?
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên. Lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.
Giáo viên có ở tất cả các cấp học từ mầm non cho đến Đại học và sau Đại học.
Thế nào là đất trồng lúa?
Căn cứ theo Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì:
Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.
Theo đó đất trồng lúa bao gồm:
+ Đất chuyên trồng lúa
Là ruộng trồng lúa nước, hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
+ Đất trồng lúa nước còn lại
Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước, hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
+ Đất trồng lúa nương
Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác
Vì sao giáo viên không được mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa?
Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất gắn liền với đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý. Chính vì vậy pháp luật quy định rất chặt chẽ về giao dịch đối với đất đai. Do đó việc chuyển nhượng, tặng cho cần đáp ứng những điều kiện nhất định.
Theo Điều 191 Luật Đất đai, trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
(1) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho.
(2) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
(4) Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Giáo viên không được mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa
Căn cứ quy định trên, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
– Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao; cho thuê; công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi; chuyển nhượng; thừa kế; tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
– Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
– Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định; kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai; thảm họa môi trường; hỏa hoạn; dịch bệnh;
– Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai; đăng ký nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
Như vậy, giáo viên thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên hoặc có thể là giáo viên đã nghỉ hưu được trợ cấp. Vậy nên họ không được xác định cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.
Tóm lại, giáo viên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa vì không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Mức phạt khi mua đất trồng lúa mà không đủ điều kiện
Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa nhưng không phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ bị coi là hành vi phạm hành chính.
Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“…
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”.
Như vậy, giáo viên hoặc các đối tượng khác không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
Việc mua, nhận tặng cho đất nông nghiệp khác
Luật Đất đai 2013 chỉ quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Điều đó đồng nghĩa với việc không cấm giáo viên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp sau:
(1) Đất trồng cây hàng năm khác.
(2) Đất trồng cây lâu năm.
(3) Đất rừng sản xuất.
(4) Đất rừng phòng hộ.
(5) Đất rừng đặc dụng.
(6) Đất nuôi trồng thủy sản.
(7) Đất làm muối.
(8) Đất nông nghiệp khác.
Do đó khi có đủ điều kiện thì họ vẫn có quyền mua các loại đất trên.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Vì sao giáo viên không được mua hay nhận tặng cho đất trồng lúa? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu sổ đỏ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 128 Luật đất đai 2013 có quy định:
+ Với loại đất có quy định thời hạn:
Là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.
+Với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài”.
Căn cứ Luật đất đai 2013 quy định điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.