Vi phạm về đăng ký khai tử bị xử lý như thế nào?

27/08/2021
Vi phạm về đăng ký khai tử
808
Views

Khai tử là việc làm xác nhận vào sổ hộ tịch về một người đã chết; nhằm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ. Việc làm này sẽ chấm dứt tư cách công dân của người đã chết; chuyển giao thừa kế với tài sản họ để lại nếu có. Nhưng thực tế lại có những trường hợp lợi dụng khai tử để trục lợi; hay cũng có những mục đích khác. Những hành vi đó đã vi phạm về đăng ký khai tử. Câu hỏi đặt ra là những hành vi đó sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Hãy cúng với Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khai tử là gì?

Đăng ký khai tử là thủ tục pháp lý mà người thân thích của người đã chết; đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo trình tự thủ tục luật định để đưa đến kết quả cuối cùng là được xác nhận vào sổ hộ tịch.

Việc khai tử và việc xác nhận vào sổ hộ tịch chính thức làm chấm dứt tư cách công dân của chủ thể, quyền, nghĩa vụ của họ được chuyển giao cho người thừa kế; cũng là cách thức để nhà nước quản lý dân cư; thông kê dân số trong một thời gian nhất định.

Giấy khai tử dùng để làm gì?

Giấy khai tử hay thường được gọi là Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con; người thân thích khác nhằm xác nhận một người đã chết.

Giấy khai tử là căn cứ pháp lý được dùng để:

Những hành vi vi phạm về đăng ký khai tử?

Những hành vi vi phạm về khai tử được pháp luật quy định như sau:

  • Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử (gạch, xóa, chỉnh sửa thông tin về tên, ngày mất,…trên giấy chứng tử,…)
  • Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử
  • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử
  • Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống
  • Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi (nhận thêm trợ cấp từ Nhà nước, nhận bảo hiểm xã hội của người đã chết,…)
  • Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi

Hậu quả pháp lý của những hành vi vi phạm về đăng ký khai tử gây ra

Với bất kì những hành vi vi phạm pháp luật nào cũng phải chịu trách nhiệm. Tùy vào mức độ vi phạm mà phải chịu những hậu quả pháp lý khác nhau. Với hành vi vi phạm liên quan đến đăng ký khai tử cũng vậy; khi có hành vi vi phạm người thực hiện hành vi đó sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý theo quy định điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa; sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi (Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử).
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống; Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
  • Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối.
  • Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Vi phạm về đăng ký khai tử bị xử lý như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tờ đăng ký khai tử dùng để làm gì?

Tờ khai đăng ký khai tử với nội dung cơ bản là các thông tin cá nhân gắn với người yêu cầu và người đã chết; là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh tính đúng đắn; là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan này phải thực hiện hoạt động pháp lý của mình; đặc biệt là việc xem xét và ghi vào sổ hộ tịch.

Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn đăng ký khai tử?

Theo Điều 33 Luật Hộ tịch; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng; con, cha, mẹ; người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Thẩm quyền đăng ký khai tử?

Điều 32 Luật Hộ tịch quy định:
– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết; nơi phát hiện thi thể thực hiện việc đăng ký khai tử.
– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp huyện nơi người đó chết; nơi phát hiện thi thể thực hiện việc đăng ký khai tử.
– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận