Vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

26/10/2021
Vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
538
Views

Hành vi vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Đây là một hành vi vi phạm gây thất thoát tài nguyên của đất nước và cần có những chế tài thật thích đáng để xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm. Xung quanh nội dung này, Vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan sau đây.

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 26/10, Ban Quản lý Khu bảo tồn Kon Chư Răng xác nhận có 3 nhân viên thuộc ban và một người dân có liên quan đến vụ phá rừng bị cơ quan chức năng khởi tố.

Theo đó, Công an huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 đối tượng gồm: Nguyễn Quốc Tuân (sinh năm 1969, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Bãi Cháy thuộc BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng); Đinh Văn Thiêng (SN 1987), Ksor Rot (SN 1986, đều là nhân viên bảo vệ rừng) và Đinh Văn Vong (SN 1985) về hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Ngay khi nắm được thông tin, BQL Khu bảo tồn Kon Chư Răng cùng ngành chức năng đã trực tiếp vào hiện trường và lập biên bản vụ việc. Qua đo đếm, tổng khối lượng gỗ tròn thiệt hại hơn 7,3 m3.

Vậy hành vi vi phạm quy định khải thác bảo vệ rừng này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản?

Tội vi phạm quy định về khai thác; bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là hành vi vi phạm quy định của nhà nước về khai thác; bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Cũng như vi phạm quy định khai thác tài nguyên, hành vi vi phạm này cũng sẽ bị xử lý theo chế tài pháp luật được quy định.

Theo quy định tại điều 232, Bộ luật hình sự 2015, các cá nhân; tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm xâm tới nguồn tài nguyên rừng; lâm sản mà thuộc một trong các trường hợp được điều luật quy định thì các cá nhân; tổ chức vi phạm đó sẽ bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác; bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

– Mặt khách quan vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng

+ Về hành vi

–  Khai thác trái phép cây rừng là một trong các hành vi sau đây:

+ Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ; rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thòi hạn;

+ Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép;

+ Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt);

+ Khai thác cây rừng vượt quá giới hạn cho phép (phần vượt quá khối lượng).

–  Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

Cần lưu ý:

Trong trường hợp khai thác trái phép rừng trồng; rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức; tập thể, hộ gia đình; cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà đã bỏ vốn đầu tư trồng; chăm sóc, bảo vệ… thì bị xử lý như sau:

+ Nếu chủ rừng khai thác trái phép thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232 BLHS.

+ Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải chủ rừng; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng; quy định tại chương XIV (các tội xâm phạm sở hữu) của Bộ luật Hình sự.

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh; hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực…)

Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới; thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội buôn bán; hoặc tội vận chuyên trái phép hàng hóa qua biên giới.

+  Các dấu hiệu khác:

Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi nếu trên; hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng); từ trên mức độ tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đã bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm;

+ Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

– Khách thể vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước.

Mặt chủ quan vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng

Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng

Chủ thể của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là bất kỳ người; pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo điều 232, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định các khung hình phạt về khai thác; bảo vệ rừng và lâm sản như sau:

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;….

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;…..

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA…..

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Quy định với pháp nhân vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về khai thác; bảo vệ rừng và lâm sản thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của ngành tài nguyên – môi trường trong một nền kinh tế?

Tài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.

Tài nguyên nào nên chú ý trong dài hạn?

Dầu khí, đất đai và nước. Có một loại tài nguyên nữa là tài nguyên biển thì chúng ta đang có tranh chấp và phải nói rằng tiềm năng của lực lượng vũ trang của chúng ta chưa đủ mạnh để chúng ta có thể khai thác mà vẫn bảo vệ được sự yên ổn. Cho nên việc khai thác tài nguyên biển có lẽ phải đi chậm hơn và phải dựa trên cơ sở đánh giá chiến lược tài nguyên biển của các quốc gia lân cận.

Phân loại rừng?

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời