Vấn đề mang thai hộ theo quy định pháp luật hiện nay

01/01/2022
Vấn đề mang thai hộ theo quy định pháp luật hiện nay
810
Views

Vấn đề mang thai hộ theo quy định pháp luật hiện nay

Chào Luật sư, vì một số lý do sức khỏe nên vợ chồng tôi không thể mang thai tự nhiên được. Chúng tôi muốn nhờ người mang thai hộ Tuy nhiên, chúng tôi đều chưa nắm được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ. Trong quá trình bên nhận mang thai hộ không thực hiện đúng những thỏa thuận đề ra trước đó; thì chúng tôi phải giải quyết như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp chúng tôi về vấn đề này. Xin chân thành ảm ơn Luật sư!

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ được hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của vợ và tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó cấy vào tử cung của phụ nữ khác để người này mang thai hộ. Mang thai hộ là một quá trình thực hiện các kỹ thuật y tế; phương pháp khoa học hiện đại can thiệp vào việc mang thai tự nhiên của con người; khi quá trình mang thai tự nhiên của con người bị hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau. Mang thai hộ được thực hiện đối với cặp vợ chồng không có khả năng sinh con; nguyên nhân xuất phát từ cơ thể người vợ.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ cho phép mang thai vì mục đích nhân đạo; cấm trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai; sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ông nghiệm; sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa hai bên

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ; (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ; (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau:

-Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Cam kế thực hiện các quyền; nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và 98 của Luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con; việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ; và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

-Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

-Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau; hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ; bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

Vợ chồng có quyền nhờ mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Vợ chồng đang không có con chung;
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
  • Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
  • Đã từng sinh chon và chỉ được mang thai hộ một lần;
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
  • Đã được tư vấn pháp lý về y tế, pháp lý, tâm lý.

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản; chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

– Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám; các quy trình sàng lọc để phát hiện; điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

– Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội; cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ; mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày; thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con; theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ; chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi; người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai; việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản; và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

– Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con; thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

– Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế; bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

– Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động; bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con; hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng; chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014; bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

– Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền; nghĩa vụ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

– Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ theo pháp luật

Con được sinh ra là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ; kể từ thời điểm con được sinh ra.

Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc mang thai hộ

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về mang thai hộ.

– Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết; hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ;nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014; Bộ luật dân sự.

Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

Trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện; quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự

Xem thêm

Trên đây là bài viết tư vấn về “Vấn đề mang thai hộ theo quy định pháp luật hiện nay”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Ai được quyền làm giấy khai sinh cho con do nhờ mang thai hộ?

Đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng hoặc người vợ nhờ mang thai hộ (Căn cứ vào Điều 15 Luật Hộ tịch 2014)

Các biện pháp đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?

Để phòng việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện một số biện pháp như:
– Tăng cường quản lý việc cho/nhận tinh trùng/noãn/phôi thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hội vì mục đích nhân đạo.
– Xây dựng quy trình vận chuyển, tiếp nhận tinh trùng/noãn/phôi giữa các bệnh viện và thường xuyên kiểm tra để phòng tránh việc trao đổi.
– Quy trình lấy mẫu tinh dịch có nội dung về việc kiểm soát để bảo đảm mẫu tinh dịch được lấy đúng người và lấy tại bệnh viện, đề phòng tráo mẫu tinh dịch từ ngoài vào.
– Bệnh viện cần rà soát kỹ chỉ định mang thai hộ và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ và ban hành quy trình/quy định để đảm bảo các nhân viên thực hiện đúng chỉ định…

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.