Vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và vẫn đang diễn biến phức tạp . Vậy vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Tối 27/9, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết; các đơn vị nghiệp vụ của Chi cục vừa triển khai kế hoạch theo dõi; chốt chặt và vây bắt một đối tượng điều khiển ô tô vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, khoảng 17 giờ ngày 27/9; tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc nằm trên tuyến Quốc Lộ 1A; lực lượng kiểm lâm thuộc Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng chống chữa cháy rừng số 1; Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra; và phát hiện ô tô tải mang biển kiểm soát 75C-0683.30; do Phạm Văn Giàu (trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế); đang vận chuyển một số lượng lâm sản không có giấy tờ hợp lệ; không rõ nguồn gốc.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xác định trên xe ô tô chở 71 thanh gỗ với tổng khối lượng hơn 4 m3 gỗ các loại; trong đó có hơn 2,3 m3 gỗ kiền; thuộc nhóm II và khoảng 1,8 m3 gỗ các loại thuộc nhóm VI. Phạm Văn Giàu đang vận chuyển số gỗ này từ huyện miền núi Nam Đông về huyện Phú Lộc; để tiêu thụ thì bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”
Thế nào là vận chuyển lâm sản trái phép?
Vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi vận chuyển lâm sản; (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển); không có hồ sơ hợp pháp; hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật,
Hoạt động vận chuyển lâm sản trái phép sẽ còn diễn biến phức tạp; đặc biệt khi giá trị lâm sản ngày một tăng cao. Thế nhưng việc bảo tồn đa dạng sinh học; giữ các khu rừng đặc dụng này đã và đang đặt ra thách thức lớn đối với địa phương. Sau thời gian ngắn tạm lắng thì thời gian gần đây tình hình tàng trữ; khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép lại tái diễn, diễn biến rất phức tạp.
Vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi vận chuyển lâm sản trái phép
Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp.
Theo đó, việc áp dụng xử phạt hành chính hành vi vận chuyển lâm sản trái phép được quy định như sau;
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng;
Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.
Cụ thể một số mức phạt về các hành vi vận chuyển lâm sản trái phép như sau:
– Hành vi vận chuyển lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó bị xử phạt từ 5-500 triệu đồng.
– Hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó bị xử phạt từ 5- 500 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vận chuyển lâm sản trái phép
Hành vi vận chuyển lâm sản trái phép vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;…
Mời bạn xem thêm
- Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
- Chở cây thuộc phiện về ngâm rượu có phạm pháp?
- Lâm tặc khống chế bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định:
…
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
…
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;“
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì khai khác 1,5 m3 rừng trồng (gỗ thường)thuộc rừng đặc dụng thì bạn có thể bị xử phạt nặng tối đa lên đến 25.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt từ từ 2 đến 7 năm đối với các hành vi mua bán tàng trữ vận chuyển trái phép gỗ lậu, mua bán tàng trữ vận chuyển trái phép có tổ chức.
Rừng phòng hộ là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta.