Trong thời buổi dịch bệnh phức tạp hiện nay, vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực lao động nói chung và người lao động nói riêng được nâng cao hơn bao giờ hết. Vậy những vai trò này được thể hiện như thế nào; Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vai trò của Nhà nước là người quản lý lao động
Nhà nước được nhìn nhận trước hết là người quản lý lao động. Chức năng quản lý kinh tế – xã hội nói chung là chức năng cơ bản của nhà nước. Do đó, trong nội dung quản lý của nhà nước không thể không có việc quản lý lao động.
Trong lĩnh vực lao động, nhà nước phải nắm vững được cung; cầu lao động, những diễn biến trong sự vận động của thị trường lao động, việc xác lập; chấm dứt quan hệ lao động… nhằm kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ lao động phát triển đúng hướng; mang lại lợi ích cho người dân và cho chính nhà nước và xã hội.
Vai trò của nhà nước trong quan hệ lao động
Nhà nước là người sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội. Về về phương diện thực tiễn, nhà nước sử dụng lao động thông qua hệ thống các cơ quan; xí nghiệp và đơn vị do nhà nước tổ chức và quản lí.
Với hoạt động cải cách hành chính và đổi với chính sách sử dụng lao động trong các cơ quan hành chính – sự nghiệp của nhà nước, các cơ quan của nhà nước càng trở thành nơi thu hút lực lượng lao động lớn trong cả nước. Riêng các doanh nghiệp nhà nước đã thu hút và sử dụng một lực lượng lao động lớn của cả nước. Lực lượng lao động được thu hút bởi các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước có khả năng sẽ thay đổi nhiều trong thời gian tới do những thay đồi của cơ cấu kinh tế và quan điểm về việc làm của người dân cũng như các lí do; trong đó có pháp luật.
Vai trò người tư vấn, hỗ trợ quá trình xác lập và vận hành quan hệ lao động
Nhà nước đóng vai trò là người tư vấn quan trọng của quá trình sử dụng lao động trong xã hội. Hệ thống các cơ quan lao động, hệ thống các đơn vị sự nghiệp sẽ thực hiện vai trò là cơ quan tư vấn cho các bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức và cá nhân trong xã hội; hệ thống tư vấn nhà nước về lao động vẫn phát triển để thực thi trách nhiệm mà pháp luật đã đặt ra nhằm tạo cho thị trường lao động một vẻ thông thoáng và cập nhật. Sở dĩ có sự tham gia tích cực của nhà nước vào lĩnh vực này là do có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nhà nước trong bối cảnh mới.
Vai trò là trọng tài quyền lực
Khi xuất hiện các mâu thuẫn, các xung đột; các bên trong quan hệ lao động cũng có thể tự mình đứng ra giải quyết các mâu thuẫn; các xung đột đó. Nếu không thể giải quyết bằng sự tự thỏa thuận; sự xuất hiện của nhà nước với tư cách là trọng tài quyền lực là rất cần thiết.
Cụ thể hơn có thể nhắc đến Tòa án; nhân danh nhà nước để đưa ra phán quyết vì công lý. Đảm bảo công bằng, minh bạch cho các bên.
Nhà nước là một bên của quan hệ lao động
Quan hệ lao động là loại quan hệ xã hội hai bên; tức là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chỉ đúng được một phần. Đó là quan hệ mang tính nguồn gốc; có tính chất trực tuyến và là quan hệ cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mua – bán sức lao động. Các bên trong quan hệ lao động; do thường xuyên có xung đột về quyền lợi vì cùng có công tạo nên các giá trị nên khó có thể duy trì quan hệ một cách bình thường.
Khi nhà nước xuất hiện và tham gia quan hệ lao động; vì nhà nước phải giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động. Việc tham gia của nhà nước chính là ở chỗ nhằm ngăn ngừa các xung đột có thể xảy ra và có thể tác động xấu đến nền kinh tế-xã hội.
Vai trò của pháp luật lao động
Pháp luật lao động đảm bảo lợi ích xã hội bằng các quy định về vấn đề giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc và mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội; bảo vệ người lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế như lao động tàn tật, lao động trẻ em, lao động nữ và duy trì các quỹ tập trung để giải quyết các vẩn đề xã hội nêu trên.
Việc bảo vệ người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội phải đồng bộ với từng bước phát triển và kèm theo những chính sách hồ trợ, ưu đãi về kinh tế thoả đáng để không biến doanh nghiệp thành các tổ chức từ thiện. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ lao động, phát huy sức mạnh tổng họp của giới lao động và sử dụng lao động; tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hộ; giảm thiểu những mặt trái, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?
- Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.