Ủy quyền được quy định thế nào ở pháp luật hiện hành?

18/09/2021
Ủy quyền được quy định
478
Views

Hiện nay có rất nhiều công việc có thể thực hiện qua ủy quyền mà không nhất thiết mình phải làm. Khi thực hiện công việc ủy quyền cũng cần có những yêu cầu nào? Và pháp luật quy định với thực hiện ủy quyền thế nào? Có rất nhiều người thắc mắc về pháp luật hiện hành quy định về ủy quyền. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ủy quyền được quy định thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Ủy quyền được hiểu như thế nào?

Uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định; thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện; đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

Một số trường hợp không được ủy quyền

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau không được ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn
  • Ly hôn. Đối với việc ly hôn; đương sự không được ủy quyền ly hôn cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện
  • Công chứng di chúc của mình
  • Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
  • Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc.
  • Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền; lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền; lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc

Ủy quyền được quy định thế nào?

Hình thức của giấy ủy quyền

Trên thực tế việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến; các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức; kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.

Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền

  • Đại diện theo ủy quyền của cá nhân
  • Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
  • Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.

Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 BLDS.

Căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền: đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết.

Với giấy ủy quyền, yêu cầu này là không bắt buộc.

Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là do pháp luật quy định, tuy nhiên tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình.

Ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ngày nay nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ dân sự có thể tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích mà chủ thể quan tâm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Ủy quyền được quy định thế nào ở pháp luật hiện hành?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Nghĩa vụ của người ủy quyền?

Bên ủy quyền có những nghĩa vụ sau:
– Cung cấp thông tin; tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền; nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Quyền của bên được ủy quyền

Các quyền của bên được ủy quyền:
 – Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin; tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
– Được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp có sự đồng ý của bên ủy quyền; hoặc Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập; thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Nghĩa cụ của bên được ủy quyền?

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau:
– Thực hiện công việc đã được ủy quyền;
– Bảo quản gìn giữ tài liệu được giao;
– Giữ bí mật thông tin cho bên ủy quyền;
– Bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu gây ra thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời