Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?

14/08/2022
Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?
608
Views

Chào Luật sư, tôi có cháu bị nghiện. Cháu tôi được cho cai nghiện tự nguyện. Trong quá trình này, cháu tôi gặp cú sốc trong chuyện tình cảm và quay lại nghiện. Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc? Gia đình muốn đưa cháu vào trại cai nghiện bắt buộc thì có được không? Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện thì có sao không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Cai nghiện ma túy tự nguyện là gì?

Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?
Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?

Cai nghiện ma túy được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định:

“Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.”

Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?

Các trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ 12 tháng đến 24 tháng.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 gồm:

(1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.

(2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.

(3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

(4) Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

“1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;

d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.

2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”

Có được hỗ trợ kinh phí khi cai nghiện ma túy tự nguyện?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về hỗ trợ kinh phí cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia như sau:

Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.

Khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:

a) Tiếp nhận, phân loại;

b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;

c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;

d) Lao động trị liệu, học nghề;

đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Như vậy, đối với trường hợp của chú bạn khi cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia được hỗ trợ kinh phí nếu như hoàn thành ít nhất là 03 giai đoạn quy trình đã nêu trên.

Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?
Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Tự ý bỏ cai nghiện tự nguyện có bị đưa vào trại bắt buộc?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, in hóa đơn điện tử ; xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ai?

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Người đang cai nghiện ma túy tự nguyện bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có phải đóng tiền không?

Người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện không bắt buộc phải đóng tiền vì kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám, chữa bệnh của người cai nghiện do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách.

Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có phải đóng tiền không?

Theo đó, ngân sách nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.