Lùm xùm xung quanh vấn đề từ thiện của nghệ sĩ vẫn chưa dứt khi liên tục có các bên đứng ra tố nhau. Từ khóa “tạm khóa báo có” trở nên hot hơn bao giờ hết sau livestream của một doanh nhân; chỉ ra thủ đoạn trong cách nhận tiền; và chi tiền từ thiện của một số nghệ sĩ. Chưa rõ tính xác thực của hành vi này; tuy nhiên, nghiệp vụ tạm khóa báo có cũng gợi ra một chủ đề đáng quan tâm, tìm hiểu. Vậy, từ khóa hot nhất hôm nay “tạm khóa báo có” là gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010;
Thông tư 23/2014/TT-NHNN.
Nội dung tư vấn
Từ khóa hot nhất hôm nay “tạm khóa báo có” là gì?
Điều 16 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Dễ hiểu hơn, tạm khóa báo có nghĩa là khách hàng yêu cầu ngân hàng tạm thời dừng mọi giao dịch đối với tài khoản ngân hàng của mình; lúc này, tiền chuyển đến sẽ không được chuyển vào tài khoản ngân hàng của mình nữa. Các khoản tiền đến và đi trong khi tạm khóa; muốn được xử lý; thì chủ tài khoản hoặc chủ thể có quyền phải yêu cầu; hoặc thỏa thuận với ngân hàng.
Khi tạm khóa báo có thì tiền chuyển đến ở đâu?
Trong thời gian tạm khoá tài khoản; nhưng có người không biết vẫn chuyển tiền vào; thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ); nếu tài khoản người nhận không mở lại; và có yêu cầu của người chuyển tiếp tục ghi có; thì tiền sẽ được trả về cho người gửi.
Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán; và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán; hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển; và tài khoản được mở trở lại; thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khoá tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
– Nhận tiền gửi;
– Cấp tín dụng;
– Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán;
– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định;
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản;
– Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.