Từ 1/10, xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật

24/08/2022
348
Views

Xin chào luật sư. Theo tôi được biết 1/10/2022 tới đây nhà nước sẽ xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật do người sùng đăng tải. Vậy xin hỏi quy định về việc pháp này như thế nào? Trách nhiệm của người đăng tải thông tin lên mạng xã hội là gì? Đưa thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Người dùng phải chịu trách nhiệm khi đăng tải, chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Theo đó các thông tin này phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi chủ thể khác. Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng vừa được ban hành có hiệu lực kể từ 1/10/2022. Theo đó kể từ 1.10, thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xóa bỏ. Vậy cụ thể quy định này như thế nào? Biện pháp xóa bỏ thông tin trên mạng thực hiện ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Từ 1/10, xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy tắc ứng xử của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội

Với mục đích phát triển mạng xã hội văn minh tại Việt Nam, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội cho người dân khi sử dụng các dịch vụ mạng xã hội, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021.

Bộ quy tắc ban hành các nguyên tắc ứng xử đối với các cá nhân, cơ quan tổ chức khi tham gia mạng xã hội. Với 4 quy tắc ứng xử chung bao gồm: Tôn trọng, tuân thủ pháp luật, Lành mạnh, An toàn, bảo mật thông tin, Trách nhiệm.

Trong đó quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 4 Bộ quy tắc như sau:

1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Theo đó khi tham gia mạng xã hội các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ theo các quy tắc trên.

Quy định về biện pháp xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật

Từ 1/10, xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật
Từ 1/10, xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật

Khi đăng tải các thông tin lên mạng thì người dùng phải đảm bảo các thông tin đó không vi phạm pháp luật cũng như không xâm phậm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cá nhân, tổ chức khác. Theo đó khi đăng tải các thông tin có dấu hiệu vi phạm các thông tin này sẽ bị xóa bỏ. Đây chính biện pháp nhằm đảm bảo an ninh mạng theo Luật An ninh mạng 2018.

Việc xóa bỏ các thông tin sẽ thực hiện theo Điều 19 Nghị định 53/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Trường hợp áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật

Biện pháp xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật sẽ được áp dụng khi có một trong các căn cứ sau:

+ Khi thông tin trên không gian mạng được cơ quan có thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

+ Khi có căn cứ pháp luật xác định thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh tế – xã hội đến mức phải yêu cầu xóa bỏ thông tin.

+ Các thông tin trên không gian mạng khác có nội dung được quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng theo quy định của pháp luật, gồm:

 (c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp

Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông:

– Quyết định áp dụng biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.

– Gửi văn bản yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, dịch vụ trên mạng Internet, dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.

– Kiểm tra việc chấp hành thực hiện biện pháp của các chủ thể có liên quan được yêu cầu.

– Trao đổi, chia sẻ thông tin về việc thực hiện biện pháp này, trừ trường hợp nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc yêu cầu nghiệp vụ của Bộ Công an.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng quyết định áp dụng biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội đối với hệ thống thông tin quân sự.

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, nếu một người xúc phạm danh dự uy tín nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội vì bất cứ mục đích gì thì đều bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng hoặc từ 20 đến 30 triệu đồng nếu tiết lộ bí mật đời tư người khác. Đồng thời buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Từ 1/10, xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm?

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm: thẩm định an ninh mạng; đánh giá điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.

Tài khoản số của người sử dụng dịch vụ được quy định như thế nào?

Theo Khoản 11 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định:
Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.”
Theo đó tài khoản số dùng để xác định quyền sử dụng của người sử dụng trên không gian mạng, giúp họ đăng nhập và sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng. Nhà nước, các nhà phát hành các ứng dụng trên không gian mạng sẽ quản lý người dùng thông qua tài khoản số.

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự không?

Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Trong trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.