Truy tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?

16/12/2021
Truy tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
915
Views

Truy tố là một trong những giai đoạn quan trọng của tố tụng hình sự. Hoạt động truy tố của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở pháp lý; có ý nghĩa quan trọng để tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử; đồng thời góp phần phát hiện những thiếu sót của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự,…Trên thực tế, vẫn còn nhiều người hiểu chưa đúng về khái niệm truy tố vụ án hình sự. Vậy, truy tố vụ án hình sự là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của hoạt động truy tố được pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
  • Trong tố tụng hình sự; Viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước; bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; đồng thời kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
  • Quyền công tố nhà nước do Viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng; trong đó quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước tòa án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát.
  • Quyền này được thực hiện bằng quyết định truy tố của Viện Kiểm sát; sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.
  • Trong thực tế để thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; pháp nhân phạm tội; Viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án; giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định mà bộ luật tố tụng hình sự đã quy định đối với từng loại tội phạm; nhằm đảm bảo việc truy tố bị can là đúng người; đúng tội, đúng pháp luật,…

Nhiệm vụ của hoạt động truy tố vụ án hình sự

  • Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố; do cơ quan điều tra chuyển sang; viện kiểm soát phải tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó; xác định các căn cứ pháp lý; để ra các quyết định cần thiết mà bộ luật tố tụng hình sự đã quy định
  • Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
  • Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp; để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan; toàn diện và đầy đủ. Cần làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
  • Trong giai đoạn này; Viện kiểm sát cần nghiên cứu xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục; cũng như những vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra; nhằm xác định quá trình điều tra vụ án có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự không; có còn những hạn chế và thiếu sót nào cần khắc phục hay không,…
  • Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần thiết khác là có căn cứ và hợp pháp

Ý nghĩa của giai đoạn truy tố vụ án hình sự

Xác lập cơ sở pháp lý để tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử

  • Luật tố tụng hình sự quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn; và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Chức năng của tòa án là xét xử.
  • Tuy nhiên đối với các vụ án hình sự Tòa án chỉ có thể thực hiện chức năng này khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát
  • Điều 298 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử”.
  • Như vậy giai đoạn truy tố mặc nhiên là tiền đề của giai đoạn xét xử. Nếu Viện kiểm sát Không truy tố thì tòa án không có cơ sở pháp lý để quyết định mở phiên tòa xét xử; Đồng thời quyết định truy tố của Viện Kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử; thẩm quyền và giới hạn xét xử của tòa án
  • Việc truy tố của Viện Kiểm sát kịp thời, chính xác; sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử đảm bảo cho việc xét xử đúng người; đúng tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm

Góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót; cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự

  • Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ lập cáo trạng; quyết định truy tố đối với bị can, viện kiểm sát còn trực tiếp kiểm tra, xem xét phát hiện những thiếu sót hay vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra; kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa và khắc phục những thiếu sót và vi phạm đó
  • Nếu phát hiện việc điều tra chưa đầy đủ; chưa làm rõ những chứng cứ quan trọng; có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án; hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra thì Viện kiểm sát có quyền trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
  • Nếu phát hiện có những căn cứ không cho phép tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án; hoặc với bị can hay trường hợp theo quy định của pháp luật; xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can; thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bị can

Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố

Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021. Cụ thể

  • Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
  • Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
  • Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Truy tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đầu thú là gì?

Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự; Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Bị cáo là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự; Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Khái niệm bị hại theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự; Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.