Trốn khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

22/09/2021
Trốn khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
572
Views

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; việc khai báo y tế khi đến các địa điểm đều hết sức cần thiết; các tỉnh thành siết chặt khai báo y tế khi người dân đi,đến là rất đúng đắn. Nếu trường hợp khai báo y tế không trung thực hoặc trốn khai báo y tế sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vừa qua chốt kiểm soát Covid-19 thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) phát hiện một trường hợp trốn khai báo y tế:

“Lúc 8h50 ngày 22/9, tài xế Nguyễn Văn Trọng (35 tuổi); quê Hải Dương, điều khiển xe container trên quốc lộ 10A; hướng từ Hải Phòng để vào Quảng Ninh. Đến chốt kiểm soát Covid-19 cầu Đá Bạc; thành phố Uông Bí (Quảng Ninh); Trọng làm thủ tục khai báo y tế, có giấy xét nghiệm PCR.

Trọng không cho biết trên xe có thêm người. Tuy nhiên, nhà chức trách phát hiện Đinh Văn Huynh (34 tuổi); quê Hải Dương, đang nằm trong cabin, không khai báo y tế.

Huynh khai không có giấy xét nghiệm Covid-19; nên trốn trên xe trong khi tài xế xuống khai báo y tế.

Khai báo y tế là bắt buộc

Ngày 23/6, Bộ Y tế ban hành công văn số 5015/BYT-MT; về việc cách ly y tế đối với người đến từ vùng đang có dịch. Theo đó, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19); đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng; theo đúng các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế.

Những người đến từ các tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.

Hiện nay ngoài khai báo trực tiếp; nhiều tỉnh thành còn triển khai khai báo y tế bằng QR CODE; giúp hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát người dân khi đến và đi trong địa bàn tỉnh; trong phạm vi quản lý của các cơ quan đơn vị.

Việc kiểm tra người dân khai báo y tế trung thực là rất cần thiết. Quan trọng nhất là cơ quan chức năng cần phải nắm được thông tin tên tuổi; địa chỉ thực tế của người khai báo y tế; để có thể truy vết được khi xảy ra dịch bệnh COVID-19. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ một ca bệnh COVID-19 dương tính; thì buộc phải truy vết nhanh nhất, truy ngược lại từ khai báo y tế là rất quan trọng.

Trốn khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Quyết định 219/QĐ-BYT, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế theo quy định , khai báo y tế gian dối được quy định căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy hành vi trốn khai báo y tế có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi trốn khai báo y tế

Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC quy định:

Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:

a) Trốn khỏi nơi cách ly;

b) Không tuân thủ quy định về cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Như vậy người trốn khai báo y tế khiến lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác; có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người; quy định tại Điều 240 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, mức phạt của người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 05 – 10 năm nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người; trường hợp làm chết 02 người trở lên, người phạm tội thậm chí còn có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 10 – 12 năm.

Hình phạt bổ sung của Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Trốn khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người khai báo y tế là những ai?

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định:
Người khai báo y tế là người, chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục kiểm dịch y tế; người khác được chủ của hàng hóa, phương tiện vận tải, thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục kiểm dịch y tế.

Thế nào là kiểm dịch viên y tế?

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế.

Trốn cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…”.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận