Theo Dân trí, chiều 12/11/2021; Công an phường Tân Định (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương); đang điều tra vụ kẻ gian đột nhập cửa hàng bán camera an ninh trên quốc lộ 13; trộm cắp tài sản. Vậy Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử lý như nào?
Tóm tắt vụ việc: vào sáng 12/11; ông Đ.V.Q. đến cửa hàng của mình thì thấy lớp cửa kéo và cửa kính có dấu hiệu bị phá. Khi vào bên trong kiểm tra; ông Q. phát hiện bị kẻ gian lấy cắp khoảng 6 triệu đồng tiền mặt; 10 camera (trị giá khoảng 10 triệu đồng); 1 máy tính (trị giá khoảng 12 triệu đồng). Sau sự việc; chủ cửa hàng đã trình báo Công an phường Tân Định; thị xã Bến Cát. Công an xuống ghi nhận hiện trường; trích xuất camera xác định; vụ trộm xảy ra khoảng 1h40 sáng 12/11; một đối tượng đi xe máy đến trước cửa hàng. Sau đó, đối tượng dựng xe phía trước cửa hàng; phá khoá cửa kéo; đập vỡ cửa kính chui vào trong lục lọi lấy cắp tài sản rồi nhanh chóng lên xe bỏ chạy.
Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử lý như nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 (Sửa đổi; bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Trộm cắp tài sản là gì?
Trộm cắp là một hành vi một người hoặc một nhóm người lén lút; bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin,…mà không có sự cho phép của chủ nhân.
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử lý như nào
Có hai hình thức xử lý đối với hành vi trộm tại của hàng bán đồ chống trộm; tùy vào giá trị tài sản chiếm đoạt. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự. Cụ thể như sau:
Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử phạt hành chính
Tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy; đối với hành vi trộm tài sản tại cửa hàng bán thiết bị chống trộm; nếu tài sản chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng; mà chủ thẻ thực hiện hành vi chưa bị xử phạt hành chính; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó; sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; ngoài ra có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính. Đối với người nước ngoài vi phạm; thì tùy theo mức độ có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử lý hình sự
Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của cửa hàng buôn bán thiết bị chống trộm; mà giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội;… thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Theo đó sẽ có những mức phạt như sau:
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với trường hợp trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Khung 2
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; đối với các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; đối với các trừng hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Dấu hiệu pháp lý tội trộm cắp tài sản
Chủ thể
Cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là chủ thể thường. Nghĩa là, bất kỳ người nào đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội trộm cắp tài sản.
Khách thể
Xâm phạm đến quan hệ sở hữu; mà không xâm phạm đến quan hệ về nhân thân. Đây là điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản.
Mặt chủ quan
Tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan: là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
Hậu quả pháp lý: hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản là đối tượng của hành vi trộm cắp là: tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như ngân phiếu….
Có thể bạn quan tâm
- Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành cướp tài sản
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
- Giả làm công nhân, xe ôm công nghệ trộm cắp tài sản bị xử phạt ra sao?
Như vậy; hành vi trộm cắp tài sản có giá trị lớn như tình huống nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Với tài sản ước tính ban đầu là 28 triệu đồng; chủ thể thực hiện hành vi có thể bị áp dụng khung hình phạt thứ nhất và hình phạt bổ sung.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trộm tại cửa hàng bán đồ chống trộm xử lý như nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi trộm cắp đã cấu thành tội phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; có thể coi hành vi trả lại tài sản trộm cắp có thể coi là 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể là hành vi dùng thủ đoạn gian dối bằng cách đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội, là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
Theo quy định thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.