Con cái trộm cắp tiền của bố mẹ vì bất cứ lí do nào đều là hành vi không thể chấp nhận được; hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật; thay vì xin tiền bố mẹ con cái lại chọn cách lấy cắp; lấy trộm tiền. Vậy theo quy định pháp luật thì trộm cắp tiền của bố mẹ có bị truy cứu hình sự không?. Liên quan đến vấn đề này; chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Em trai tôi thường xuyên trộm tiền của bố mẹ; mặc dù đã được gia đình chỉnh đốn nhưng vẫn không xoay chuyển; mỗi lần em trai tôi lại trộm mấy trăm nghìn của bố mẹ để đi ăn chơi. Luật sư cho tôi hỏi em tôi trộm cắp tiền của bố mẹ có bị xử phạt hay không; và có đến mức bị truy cứu hình sự không?. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Trộm cắp tiền của bố mẹ có bị xử phạt hay không?
Cần căn cứ vào độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội của con cái trộm cắp tiền của bố mẹ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì:
– Nếu con dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự
– Nếu con từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi trộm cắp có tính chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
– Nếu con từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật.
Bởi vậy, trong trường hợp con trộm cắp tiền của bố mẹ thì pháp luật không căn cứ vào mối quan hệ ruột thịt giữa người phạm tội và người bị hại mà căn cứ vào hành vi, hậu quả … để xem xét có phạm tội hay không. Vì vậy con cái trộm cắp tiền của bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi vi phạm.
Xử phạt hành chính hành vi trộm cắp tiền của bố mẹ
Hành vi trộm cắp tiền của bố mẹ dưới 2 triệu đồng của em trai bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Trộm cắp tài sản;
– Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
– Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
………”
Như vậy con cái có hành vi trộm cắp tiền của bố mẹ nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trộm cắp tiền của bố mẹ có bị truy cứu hình sự không?
Con cái trộm cắp tiền của bố mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định sau:
Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định các mức xử phạt của tội trộm cắp tài sản như sau:
Khung 1
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định trên đối với hành vi trộm cắp, dù trộm cắp tiền của bố mẹ dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp luật quy định thì em bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ mà pháp luật quy định mức phạt của hành vi trộm cắp tài sản:
– Nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
– Nặng nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn điều tra đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định?
- Trộm vật liệu thi công đường dây điện bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Trả lại tài sản trộm cắp có còn bị phạt tù hay không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trộm cắp tiền của bố mẹ có bị truy cứu hình sự không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
“Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Theo quy định nhân viên có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ bị xử lý kỉ luật sa thải.
Theo Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản là người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.