Trình tự, thủ tục tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021

18/10/2021
Trình tự, thủ tục tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021
451
Views

Để được bảo đảm các quyền, nghĩa vụ công dân, quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam thì công dân cần có quốc tịch Việt Nam. Các đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam? Người nước ngoài có bắt buộc nhập quốc tịch Việt Nam khi đến Việt Nam không? Trình tự, thủ tục tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam hiện nay được tiến hành như thế nào?

Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịchvề địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nhà nước thì mối quan hệ này tồn tại dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch (tích cực hay không tích cực).

Nguyên tắc quốc tịch

Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam quy định:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Nguyên tắc một quốc tịch

Nguyên tắc này không có ý nghĩa loại bỏ hiện tượng người có 2 quốc tịch.

– Đối với công dân đa quốc tịch, nhập cảnh bằng hộ chiếu nào sẽ được coi là công dân của nước đó và khi có xung đột sẽ được bảo hộ theo quốc gia trên hộ chiếu lúc nhập cảnh.

– Đối với quyền ứng cử, thông thường các quốc gia chỉ công nhận công dân ứng cử là công dân chỉ có một quốc tịch nước ứng cử. Do vậy, nếu ứng cử viên có nhiều quốc tịch sẽ không được tham gia ứng cử vào hệ thống chính trị hoặc là người đó phải từ bỏ quốc tịch khác của mình, thậm chí phải cư trú trên lãnh thổ quốc gia người này ứng cử một thời gian nhất định.

– Đối với quyền bầu cử, thông thường các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển tiềm lực kinh tế chưa lớn không quy định rõ ràng về việc công dân của mình ở nước ngoài có được bầu cử hay không. Tuy nhiên, ở một số quốc gia phát triển thì công dân của họ ở nước ngoài có thể có quyền bầu cử thông qua các hình thức được tổ chức tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài.

– Đối với trẻ em, thông thường các nước dành tối đa sự ưu đãi vì việc xung đột quốc tịch là rất ít, hiếm có. Việc tạo điều kiện cho trẻ em được công nhận nhiều quốc tịch để tối đa hóa quyền lợi mà trẻ em được hưởng và quy định để một độ tuổi nhất định khi trẻ em đó lớn lên sẽ được toàn quyền lựa chọn quốc tịch cho mình.

Nguyên tắc đa quốc tịch

Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong đó phần đáng kể là do sự khác biệt trong quy định pháp luật quốc tịch của các quốc gia nên dẫn tới tình trạng 1 người có 2 hoặc nhiều quốc tịch.

Để giải quyết những vấn đề liên quan tới người nhiều quốc tịch, các quốc gia lựa chọn cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Về bản chất, nguyên tắc này không loại trừ khả năng 1 người có thể có 2 hoặc nhiều quốc tịch.

Ưu điểm của nguyên tắc trên đó là vừa đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch, vừa đảm bảo nguồn lực phát triển, giúp các quốc gia xử lý linh hoạt hơn đối với trường hợp 2 hay nhiều quốc tịch, đặc biệt, nguyên tắc trên dung hòa giữa nguyên tắc một quốc tịch triệt để và nguyên tắc đa quốc tịch.

Đối tượng được nhập quốc tịch Việt Nam

Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Đối với người không phải có các điều kiện nêu trên

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các trường hợp khác

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.”

Trình tự, thủ tục tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

– Bản sao Thẻ thường trú;

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam;

– Nếu con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì cần bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Đối với người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần cung cấp các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. Tuy nhiên, họ sẽ phải nộp giấy tờ để chứng minh điều kiện được miễn:

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ; hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận; và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo lịch hẹn (thời gian giải quyết khoảng 115 ngày).

– Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ; hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung; hoàn chỉnh hồ sơ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự, thủ tục tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất 2021“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam đối với người nước ngoài?

Căn cứ Thông tư  281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng/trường hợp.

Các trường hợp được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam?

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
– Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?

– Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
– Được nhập quốc tịch Việt Nam;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
– Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời