Trình tự, thủ tục phá sản công ty, doanh nghiệp hiện nay

24/05/2021
776
Views

Điều kiện phá sản công ty, doanh nghiệp hiện nay là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do ảnh hưởng tình hình dịch bênh dẫn đến tình trạng kinh doanh khó khăn cũng như nhiều lý do khác nhau. Tình trạng doanh nghiệp phá sản hiện nay ngày càng nhiều. Để giải đáp câu hỏi về điều kiện, cũng như trình tự, thủ tục hiện nay được pháp luật quy định như thế nào ?

Hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp luật

Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo luật doanh nghiệp hiện hành; hiện tại có các năm loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận; và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hoàn tất hồ sơ thủ tục như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được viết tắt là Công ty TNHH một thành viên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được viết tắt là Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần được viết tắt là Công ty CP;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện phá sản công ty, doanh nghiệp

Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Điều kiện phá sản công ty, doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Mất khả năng thanh toán;
  • Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2021

Thủ tục phá sản khi đủ điều kiện phá sản của doanh nghiệp

Khi đáp ứng các điều kiện phá sản của doanh nghiệp; thì thủ tục phá sản công ty, doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu khi đủ điều kiện phá sản của doanh nghiệp

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Khi đáp ứng các điều kiện phá sản của công ty, doanh nghiệp nộp đơn. Lúc này, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Triệu tập Hội nghị chủ nợ

  • Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

  • Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
  • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
  • Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6:

Thực hiện các thủ thủ tục phá sản trên. Sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:

  • Thanh lý tài sản phá sản;
  • Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về trình tự thủ tục phá sản công ty, doanh nghiệp; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong điều kiện phá sản của doanh nghiệp là gì?

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Khi nào Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Khi đáp ứng các điều kiện phá sản của doanh nghiệp nộp đơn. Lúc này, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp không?

Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệpkhông thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Khi nào tòa án thông báo việc nộp lệ phí phá sản?

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp cần chú ý điều gì?

Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ; tức là phải thanh toán các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của bản thân họ
Quá trình đòi nợ; thanh toán các khoản nợ khi mở thủ tục phá sản được thực hiện thông qua tòa án nhân dân.
Là một hoạt động đòi nợ một cách tập thể; do chủ nợ thông thường từ 02 chủ thể trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời