Chào Luật sư em là sinh viên mới ra trường. Hiện tại em đang chuẩn bị viết đơn xin việc. Em muốn hỏi về mục trình độ văn hóa trong đơn xin việc. Cụ thể là trình độ văn hóa trong đơn xin việc trình bày như thế nào? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em với. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư 247 xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Trình độ văn hóa là một mục không thể thiếu trong mọi sơ yếu lý lịch ngoài ra nó còn xuất hiện ở trong tất cả mọi loại giấy tờ khi kê khai thông tin cá nhân. Nội dung này sẽ giải thích rõ hơn về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch.
Trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản thì trình độ văn văn hóa chính là trình độ học vấn của mỗi người qua mỗi cấp bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục của quốc gia.
Cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Khi ghi phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cần ghi theo cấp độ học được tính theo cấp độ từ tiểu học đến trung học phổ thông. Như vậy có thể ghi trình độ văn hóa sẽ ghi là 12/12 nếu người viết đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong những trường hợp khác thì người viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào cấp học mà mình đã tốt nghiệp để ghi đúng vao phần này. Ví dụ nếu học đến lớp 8 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 8/12,…
Nếu học các chương trình bổ túc văn hóa thì cần ghi rõ chương trình bổ túc văn hóa đã từng học.
Khi điền thông tin vào mục trình độ văn hóa nhiều người hiện nay luôn băn khoăn giữa việc nên ghi là 12/12 hay là ghi trình độ văn hóa theo cấp học như đại học, cao học,…
Những người học trong giáo dục cao đẳng, đại học hoặc là cao hơn nữa cũng sẽ ghi trình độ văn hóa lá 12/12, phần chuyên ngành và ngành học thì người viết có thể nêu thêm trong sơ yếu nhưng không phải ở mục trình độ văn hóa mà nên điền vào mục trình độ chuyên môn.
Sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức có những nội dung chính nào?
Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh
Tên gọi khác: là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật,… (nếu có)
Sinh ngày, Giới tính: ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh đúng như trong giấy khai sinh.
Nơi sinh, Quê quán
Dân tộc: hi rõ tên dân tộc của cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước.
Tôn giáo
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Nơi ở hiện tại
Nghề nghiệp khi được tuyển dụng
Ngày tuyển dụng
Chức vụ
…
Khen thưởng là ghi nhận quá trình công tác và thành tích đóng góp của cán bộ, công chức
cần ghi rõ các tiêu chí thông tin sau:
– Thời gian khen thưởng: tháng/năm.
– Nội dung và hình thức khen thưởng: khen thưởng về thành tích gì, hình thức khen thưởng như: Giấy khen, Bằng khen, Vinh dự được nhà nước phong tặng, Huy chương, Huân chương.
– Cấp quyết định khen thưởng.
Kỷ luật cán bộ, công chức
Kỷ luật cán bộ, công chức cần ghi rõ:
– Thời gian bị xử lý kỷ luật: tháng/năm.
– Lý do và hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
– Cấp quyết định kỷ luật.
Khi được tuyển dụng cần ghi rõ nội dung gì?
– Thời gian tuyển dụng: ngày/tháng/năm được tuyển dụng
– Được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị nào? (cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng cán bộ, công chức). Công việc chính được phân công đảm nhiệm (chức danh công việc hoặc chức vụ công tác) là gì? Được xếp vào ngạch, bậc lương nào và phụ cấp (nếu có).
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học
Chỉ sau khi đã tốt nghiệp các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước, cán bộ, công chức mới được kê khai và ghi đầy đủ các tiêu chí thông tin sau đây:
– Tên trường hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
– Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng.
– Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: từ tháng/năm đến tháng/năm.
– Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa,….
– Văn bằng, chứng chỉ được cấp.
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
– Đối với những cán bộ, công chức có các chứng chỉ ngoại ngữ, thì ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C. Ví dụ như: Anh C, Pháp B, Nga A,… Trường hợp cán bộ, công chức được đào tạo đại học hoặc trên đại học ở nước ngoài thuộc các nước XHCN trước đây, có sử dụng ngoại ngữ của nước sở tại để học tập, nghiên cứu nhưng không được cấp bằng ngoại ngữ, thì được công nhận ngoại ngữ ở trình độ D. Ví dụ như: Nga D, Hungari D,…
– Trường hợp cán bộ, công chức đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn bằng + tên ngoại ngữ. Ví dụ như: Cử nhân Pháp văn, Thạc sĩ Anh văn.
Có thể bạn quan tâm
- Tra biển số xe máy Hải Phòng nhanh và chính xác nhất
- Ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất?
- Những trường hợp không phải đóng thuế TNCN khi chuyển nhượng nhà đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về Trình độ văn hóa trong đơn xin việc mới nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ viết đơn xin việc, mẫu đơn xin việc chuẩn và mới nhất, xác minh tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bì hồ sơ cán bộ, công chức được làm bằng chất liệu giấy không hút ẩm, có độ bền cao. Bì hồ sơ cán bộ, công chức gồm 5 loại có kích thước như sau:
a. Mẫu B01 có kích thước: 250 x 340 x 5 mm;
b. Mẫu B02 có kích thước: 250 x 340 x 10 mm;
c. Mẫu B03 có kích thước: 250 x 340 x 20 mm;
d. Mẫu B04 có kích thước: 250 x 340 x 25 mm;
đ. Mẫu B05 có kích thước: 250 x 340 x 30 mm.
Quyển lý lịch cán bộ, công chức gồm 14 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 01a-BNV/2007.
3. Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức gồm 4 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 02a-BNV/2007.