Trong bản Sơ yếu lý lịch có rất nhiều đầu mục nội dung cần điền thông tin như trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn….. Trong đó, nội dung về trình độ chuyên môn không thể thiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cần kê khai nội dung này như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ hướng dẫn ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch một cách thu hút nhất
Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Việc xuất hiện trình độ chuyên môn trong nội dung của bản Sơ yếu lý lịch sẽ giúp cho những thông tin của người kê khai sơ yếu, đặc biệt là mẫu hồ sơ xin việc sẽ được cụ thể và toàn diện hơn. Đây cũng chính là một yếu tố liên quan đến công việc ứng tuyển. Nội dung này tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh của bạn với đối thủ. Vì như đã nói, trình độ chuyên môn là một sự đòi hỏi khắt khe hơn khi xem xét năng lực của con người, vậy nên nó có khả năng thể hiện rất rõ mức chênh năng lực giữa các ứng viên với nhau.
Trình độ giáo dục phổ thông trong sơ yếu lý lịch
Trình độ giáo dục phổ thông là trình độ của mỗi người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập ở các bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
Việc kê khai trình độ văn hóa (trình độ giáo dục phổ thông) như sau: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm) (theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV, Công văn 2474/BNV-CCVC ngày 27/8/2007).
Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Yêu cầu đầu tiên khi ghi trình độ chuyên môn là cần trình bày hết sức ngắn gọn. Tuy nhiên, ngắn gọn như thế nào thì phải đảm bảo theo những hướng dẫn sau đây:
- Cần ghi học hàm cao nhất bạn được đào tạo ở thời điểm hiện tại, có thể là bậc cử nhân, kỹ sư, các cấp tiến sỹ, thạc sỹ,…
- Ghi nội dung về chương trình đào tạo của bạn ở mức cao nhất. Đó là chương trình sơ cấp hay trung cấp, là cao đẳng hay đại học hoặc cao học,…
- Chuyên ngành đào tạo: bạn học chuyên ngành nào thì ghi đúng chuyên ngành đó. Ví dụ như chuyên ngành quản trị kinh doanh; chuyên ngành điện tử; chuyên ngành cơ khí; công nghệ thực phẩm,…
Nếu như Bạn tốt nghiệp hệ Trung cấp chuyên ngành Kế toán. Vậy bạn sẽ ghi trình độ chuyên môn như sau: Trung cấp Kế toán/ Trung cấp ngành Kế toán. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường Đại học Luật, Khi đó mục Trình độ chuyên môn cần ghi sẽ như sau: Cử nhân Đại học Luật. Nếu bạn học xong chương trình thạc sỹ của ngành Tài chính – Ngân hàng. Lúc này, bạn sẽ điền nội dung vào mục Trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Giấy xác nhận làm việc tại địa phương nhanh và chính xác nhất
- Tiêu chí tác phong lề lối làm việc của nhân viên
- Người lao động có được từ chối làm việc hay không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xác nhận độc thân mới nhất; tạm ngừng kinh doanh; giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trình độ văn hóa và trình độ học vấn không hệ giống nhau.
– Trình độ văn hóa là thể hiện cấp bậc học tập và trải nhiệm từ trung học phổ thông trở xuống. Còn trình độ học vấn là trình độ hệ chuyên môn mà mỗi người học lên. Chẳng hạn: Đại học; cao học; thạc sĩ; tiến sĩ; tiến sĩ…
Do vậy, mọi người cần nắm bắt rõ quy định về trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Để tránh nhầm lẫn khi ghi vào hồ sơ; sơ yếu lý lịch; đơn từ…
Có thể ghi trình độ văn hóa sẽ ghi là 12/12 nếu người viết đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong những trường hợp khác thì người viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào cấp học mà mình đã tốt nghiệp để ghi đúng vao phần này. Ví dụ nếu học đến lớp 8 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 8/12