Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp là gì?

27/09/2023
Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp
299
Views

Thuế là sự đóng góp bắt buộc cho nhà nước với số tiền và thời hạn khác nhau do pháp luật quy định. Thuế là khoản nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước của tổ chức, hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế. Thuế là công cụ tăng cường nguồn lực ngân sách nhà nước giúp các cơ quan nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm ổn định và phát triển xã hội. Mời bạn đọc tham khảo và tìm hiểu thêm trong bài viết “Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp” của Luật sư 247.

Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp

Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi cá nhân và đặc biệt là các tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng trốn thuế vẫn diễn ra thường xuyên và thậm chí đáng báo động. Thuế được coi là một phương tiện thanh toán có sức mạnh vì nếu không có nó, nhà nước sẽ không có đủ tiềm lực để duy trì hoạt động hoặc thực hiện các chức năng quan trọng. Vì vậy, việc đảm bảo việc thu thuế được thực hiện đầy đủ là trách nhiệm quan trọng của các cơ quan liên quan và cơ quan thuế địa phương. Nhân viên có hành vi gian lận thuế hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình có thể bị truy tố hình sự.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thời hạn kê khai Thuế GTGT

  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó.
  • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.
  • Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Phương pháp tính thuế GTGT

  • Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp=Số thuế GTGT đầu raSố thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT phải nộp=Doanh thuxTỷ lệ %

Trong đó:

  • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Quy định về kê khai thuế TNDN

  • Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Phương pháp tính thuế TNDN

Thuế TNDN phải nộp=(Thu nhập tính thuếPhần trích lập quỹ KH&CN)xThuế suất
TN tính thuế=TN chịu thuế(TN miễn thuế +Các khoản lỗ được kết chuyển)

TN chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)

Quy định về kê khai thuế TNCN

  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo tháng (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên): Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.
  • Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNCN theo quý (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và số thuế TNCN phải nộp trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng): Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý kế tiếp.

Phương pháp tính thuế TNCN

  • Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
  • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp

Một số loại thuế khác phải nộp dựa theo đặc điểm của từng doanh nghiệp

Ở nước ta, hoạt động thành lập doanh nghiệp diễn ra khá sôi động và một vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi một công ty kinh doanh tại Việt Nam, công ty phải thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình kinh doanh để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Hiện nay, theo quy định, trong quá trình kinh doanh, tùy theo nhu cầu của công ty, mỗi công ty sẽ phải nộp các loại thuế khác ngoài 4 loại thuế trên.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

  • Áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản.
  • Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
  • Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Báo cáo quyết toán thuế tài nguyên năm phải nộp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất.
  • Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
  • Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
  • Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Ngoài các trường hợp trên thì thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

  • Áp dụng cho doanh nghiệp: Nếu có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010.
  • Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.
  • Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thị đặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.

  • Áp dựng với doanh nghiệp: Nếu có hoạt động sản xuất hoặc nhập khấu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan,….

  • Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1 m2 x thuế suất.
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.
  • Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  • Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.
  • Trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Trình bày các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp” hoặc cung cấp các dịch vụ lên thổ cư đất trồng cây lâu năm . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp kinh doanh thương mại phải kê khai và nộp các loại thuế nào là chủ yếu?

Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu phải nộp các loại thuế sau: Lệ phí môn bài, Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Thành viên công ty chuyển nhượng vốn góp có phải kê khai thuế thu nhập cá nhân?

Thành viên chuyển nhượng vốn phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Cá nhân kê khai theo từng lần phát sinh thu nhập.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.