Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật

26/08/2022
Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật
392
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu kĩ về những vấn đề liên quan tới loại hợp đồng ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền là gì, điều kiện khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền hay thủ tục hủy hợp đồng ủy quyền ra sao,… là những điều mà tôi còn chưa biết. Vậy luật sư có thể giải đáp những câu hỏi liên quan tới Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền

Theo quy định tại Điều 562 Bộ Luật Dân Sự 2015 có nêu:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đối với hợp đồng ủy quyền nói chung và hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất nói riêng, bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ quy định tại Điều 565 BLDS:

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền có một số mặt trái như lợi dụng hợp đồng ủy quyền để che giấu đi một giao dịch khác.

Hệ quả pháp lý của việc hủy hợp đồng ủy quyền

Căn cứ quy định của Bộ Luật Dân Sự tại Điều 124, Điều 127:

– Hợp đồng ủy quyền bị hủy, không còn hiệu lực và giá trị pháp lý.

– Những giao dịch liên quan, phát sinh từ hợp đồng ủy quyền bị “hủy bỏ” bị vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên gây thiệt hại phải bồi thường.

Điều kiện khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền

– Điều kiện để được hủy bỏ hợp đồng ủy quyền khi đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận của tất cả những người đã tham gia hợp đồng ủy quyền và cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng ủy quyền này.

– Muốn hủy hợp đồng mà nếu không thỏa thuận được giữa các bên thì một trong các bên chỉ cần chứng minh được hợp đồng ủy quyền ký kết có công chứng tại tổ chức công chứng là trái với quy định của pháp luật.

Thẩm quyền hủy hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền được hủy bỏ bởi tổ chức hành nghề công chứng mà đã thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền đó. Trường hợp nào đó mà tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng có trách nhiệm thực hiện việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã được công chứng theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền.

Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật
Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật

Thủ tục hủy hợp đồng ủy quyền

Việc tiến hành hủy hợp đồng ủy quyền thường được xem xét ở góc độ hợp đồng này được công chứng. Khi hủy hợp đồng ủy quyền chúng ta cần phải xác định và tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật công chứng 2014 như sau:

Thời hạn hủy: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn tiến hành hủy hợp đồng ủy quyền các bên thực hiện không quá hai ngày làm việc; trong một số trường hợp mà đối với hợp đồng ủy quyền có nội dung phức tạp thì thời hạn hủy hợp đồng có thể kéo dài hơn nhưng thời gian hủy hợp đồng cũng  không được kéo dài  quá mười ngày làm việc.

Địa điểm hủy hợp đồng:

– Việc hủy hợp đồng ủy quyền phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng,

– Việc hủy hợp đồng ủy quyền có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng hủy hợp đồng ủy quyền phải được lập bằng văn bản và được công chứng. Hủy hợp đồng ủy quyền có hiệu lực từ thời điểm các bên ký vào bản hủy hợp đồng ủy quyền, công chứng viên ký, đóng dấu. Nhân viên công chứng thu hồi lại hợp đồng bị hủy và cũng là thời điểm đánh dấu hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực. Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo các căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng

– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn

+ Việc ủy quyền phải lập thành văn bản đã xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc đã được ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ của mình vì những lí do khách quan, chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

– Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền

– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bên được ủy quyền đã thực hiện được 1 số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu 1 bên chết thì chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Như vậy, việc tiến hành giao kết hợp đồng ủy quyền nhằm mục đích ủy quyền thực hiện một công việc nhất định, vì lý do khác nhau khi công việc được ủy quyền chưa hoàn thành nhưng các bên muốn hủy hợp đồng thì cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 569 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì khi hủy hợp đồng ủy quyền phải lưu ý những điều sau đây:

+ Hợp đồng ủy quyền là có thù lao hay không? Nếu có thù lao thì phải trả thù lao cho công việc và bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền, nếu không có thì phải thông báo trước một thời gian hợp lý.

+ Phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba.

+ Việc thông báo cho bên được ủy quyền nên thành lập văn bản và cũng nên có người làm chứng hoặc bằng chứng để đảm bảo bên thứ ba đã nhận được thông tin về việc hủy hợp đồng ủy quyền. Không ít trường hợp người được ủy quyền đã nhận được thông báo về việc hủy hợp đồng ủy quyền nhưng vẫn cứ thực hiện. Đây là điều cũng cần phải đặc biệt chú ý.

Thứ hai, nếu như hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì ngoài quy định tại Bộ luật Dân sự cần phải tuân theo quy định Luật Công chứng 2014.

Nếu như hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì việc đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 51 Luật công chứng năm 2014 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

Đối với việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

Hợp đồng ủy quyền nếu được công chứng thì càng có giá trị, tuy nhiên theo các quy định của Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng ủy quyền đã được công chứng muốn hủy bỏ thì phải có cam kết bằng văn bản của những người tham gia hợp đồng, tức là bắt buộc phải có sự tham gia của bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Như vậy với quy định công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó thì sẽ không được đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền đã được công chứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Tranh chấp hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tư vấn ly hôn nhanh, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 144 BLDS 2015, như sau
– Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác

Có được hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền không?

Điều 585 BLDS 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền: “Người đại diện trong quan hệ ủy quyền có thể được hưởng lương, thù lao tùy theo thỏa thuận giữa các bên sau khi thực hiện công việc ủy quyền.”

Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất có bắt buộc phải công chứng? 

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 các trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.