Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ 2022

25/10/2022
Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ 2022
433
Views

Trong những năm vừa qua tình trạng vượt biên trái phép tại một số tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia ngày một đáng báo động và dần trở thành vấn nạn đối với khu vực biên giới giữa ba nước khi để lại nhiều hậu quả đáng tiếc . Vậy tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng Luật sư của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về hành vi vượt biên trái phép

Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể giải thích minh thị cho khái niệm vượt biên trái phép, tuy nhiên dựa theo những quy định tại Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì Điều 33 và 34 quy định về Điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

“Điều 33. Điều kiện xuất cảnh

1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

Điều 34. Điều kiện nhập cảnh

Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.”

Như vậy, có thể hiểu, bất cứ hành vi xuất nhập cảnh nào làm trái với những điều kiện như trên sẽ bị coi là vượt biên trái phép, và có thể sẽ chịu chế tài xử phạt từ những điều luật liên quan.

Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người vượt biên trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:

“Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Ngoài ra, người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới như sau:

“Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Tái phạm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm.”

Chế tài xử phạt hành chính đối với tội vượt biên trái phép

Chiếu theo quy định tại Điều 347, có thể thấy đối với loại tội phạm vượt biên ngoài chế tài hình sự còn có thể chịu chế tài về xử phạt hành chính theo luật quy định như sau:

“Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;

i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;

b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ 2022
Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ 2022

đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài

nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.”

Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý thế nào?

Xét tính chất mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì hành vi này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh có thể bị khởi tố theo khoản 2 điều 346 BLHS 2015 với tình tiết “phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới” nếu hành vi đó làm lây lan dịch, ảnh hưởng đến khu vực biên giới nơi người đó vượt biên trái phép vào Việt Nam

Hoặc, hành vi vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh có thể bị khởi tố theo điều 240 BLHS 2015 (Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người), cụ thể:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn của của chúng tôi về vấn đề “Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Ngoài ra luật sư 247 còn có các dịch vụ có thể bạn quan tâm: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, xác nhận độc thân, phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất, phí làm căn cước công dân gắn chip… Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chở người vượt biên bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Người thực hiện hành vi chở người vượt biên trái phép có thể bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng. Căn cứ quy định khoản 5 điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Hành vi xuất nhập cảnh trái phép có thể bị xử lý hình sự?

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?

+ Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
+ Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với từ 05 người đến 10 người;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Vì động cơ đê hèn;
– Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Đối với 11 người trở lên;
– Làm chết người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.